Chạnh lòng là gì trong tình yêu, cuộc sống? Có phải tiếng Nghệ?

Thứ tư - 01/05/2024 20:41

Chạnh lòng là gì? Đó là sự "động lòng vì cảm xúc" hay "tự ái vì cảm thấy như bị thương hại"? Cùng tìm hiểu từ chạnh lòng có nghĩa là gì ngay nhé!

chanh long la gi
Chạnh lòng là "gợn lên một tình cảm, cảm xúc nào đó trong lòng, và thường là cảm xúc buồn".

 

1. Chạnh lòng là gì?


Nếu bạn đọc gõ tìm kiếm "chạnh lòng là gì" trên Google thì sẽ nhận được nhiều kết quả khác nhau. Vậy từ chạnh lòng có nghĩa là gì chính xác?

Theo tìm hiểu của Nghệ ngữ, từ chạnh lòng có 2 nghĩa như sau tùy theo từng ngữ cảnh:

 
  • Có nghĩa là "động lòng vì cảm xúc". Ví dụ ca dao có câu: Đêm khuya ngồi dựa khoang bồng/ sương sa, gió lạnh, chạnh lòng nhớ anh. 

  • Có nghĩa "tự ái vì cảm thấy như bị thương hại" hoặc "tưởng rằng người ta nói xấu mình". Ví dụ: Cô ấy nói sơ ý làm anh ấy chạnh lòng


Để giải thích chạnh lòng ý nghĩa là gì chúng ta nên bắt đầu từ từ "chạnh". Theo từ điển tiếng Việt thì "chạnh" là một động từ có nghĩa "thoáng gợn lên trong lòng một tình cảm, ý nghĩ nào đó, thường là buồn".

Ví dụ, trong truyện Kiều của Nguyễn Du có câu: Hiên tà gác bóng chênh chênh, Nỗi riêng, riêng chạnh tấc riêng một mình.

Như vậy, chạnh lòng có thể hiểu là "gợn lên một tình cảm, cảm xúc nào đó trong lòng, và thường là cảm xúc buồn". Và từ đồng nghĩa với chạnh lòng là động lòng.

>>>Xem thêm: Ăn vóc học hay nghĩa là gì? Giải nghĩa đầy đủ & chi tiết nhất

 

2. Chạnh lòng thương là gì? Chạnh lòng trong tình yêu là gì?


Ở trên chúng ta đã biết chạnh lòng là gì theo nghĩa gốc trong từ điển tiếng Việt. Ngày nay, từ chạnh lòng được sử dụng khá nhiều. Trên báo chí lẫn trên mạng xã hội từ chạnh lòng xuất hiện với tần suất nhiều hơn.

Ví dụ, trên báo chí, bạn đọc sẽ thấy các ví dụ dùng từ chạnh lòng như sau:

 
  • Người hâm mộ TP.HCM cảm thấy chạnh lòng khi CLB TP.HCM rơi xuống cuối bảng V-League 2023

  • Chính sách hỗ trợ còn xa kỳ vọng: Doanh nghiệp Việt 'chạnh lòng'

  • Trong từng ấy năm, tôi chạnh lòng vì con cháu trong nhà lẫn học trò, từ chối con đường làm thầy

  • Bị chỉ trích là giả tạo, Khiến Lê Minh trưởng nhóm MTV cảm thấy chạnh lòng mỗi khi nhắc đến.

  • Nghệ sĩ Minh Nhí: Tôi vui nhưng cũng chạnh lòng...


Các ví dụ trên, chúng ta thấy từ "chạnh lòng" trên báo chí có nghĩa là: Gợn lên một cảm xúc buồn trong lòng.

Tuy nhiên, trong ngôn ngữ giới trẻ ngày nay từ chạnh lòng thành được biến hóa thành: chạnh lòng thương, chạnh lòng trong tình yêu... Vậy nghĩa từ này là sao? Hỏi đáp Tiếng Nghệ đã tổng hợp bảng sau để bạn đọc tiện theo dõi!

 

Thắc mắc thường gặp

Giải đáp nghĩa

 chạnh lòng trong tình yêu là gì

động lòng vì cảm xúc thương nhớ

chạnh lòng thương là gì

động lòng, gợn lên cảm xúc yêu thương

chạnh lòng là loại từ gì

là động từ

chạnh lòng là gì wikipedia

Động lòng vì cảm xúc

Tưởng như người ta nói xấu mình

 
 

3. Chạnh lòng hay trạnh lòng? Chạnh lòng là tiếng Nghệ?

chanh long nghia la gi
Nghĩa từ chạnh lòng!


Với thắc mắc chạnh lòng hay trạnh lòng thì đáp án đúng là chạnh lòng nhé. Còn từ trạnh lòng không có nghĩa.

Ngoài ra, từ chạnh lòng không phải là phương ngữ xứ Nghệ. Trên thực tế, người Nghệ vẫn nói chạnh lòng nhưng ít dùng hơn. Họ thường dùng các từ đồng nghĩa ví dụ: phật ý, phật lòng (không vui vì không được vừa ý)...

Bên cạnh từ chạnh lòng còn có các từ khác như nhói lòng, nghẹn lòng, tủi thân... Và các từ này có nghĩa khác nhau. Cụ thể như bảng sau mà bạn đọc  có thể theo dõi:

 

Thắc mắc thường gặp

Nghĩa chi tiết

Nghẹn lòng là gì

cảm giác đau đớn, xót xa không thể nói nên lời

Nhói lòng là gì

cảm giác đau đớn, xót xa nhói lên trong lòng

Chạnh là gì

là động từ "thoáng gợn lên trong lòng một tình cảm, ý nghĩ nào đó, thường là buồn"

Tủi thân là gì

là động từ "tủi cho bản thân mình" (đồng nghĩa tủi hờn)

 
Hy vọng, qua bài viết này đã giúp bạn đọc hiểu rõ nghĩa chạnh lòng là gì. Bạn nên nhớ, chạnh lòng sẽ nhẹ hơn so với nghẹn lòng, nhói lòng nhé. Hãy để lại bình luận nếu bạn còn thắc mắc nha!

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 2 phiếu bầu

  Ý kiến bạn đọc

.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây