Lí do hay lý do là đúng chính tả? Cách dùng i & y chính xác
Lí do hay lý do là đúng chính tả? Câu trả lời là cả hai đều đúng nhé. Tuy nhiên trong khi viết chúng ta nên dùng lý do hay lí do thì mới là chuyện đáng bàn. Tìm hiểu ngay nhé!
1. Lí do hay lý do đúng chỉnh tả?
Như Nghệ ngữ đề cập ở trên, cả lí do hay lý do đều đúng chính tả như cách viết quí hay quý. Cụ thể trong từ điển tiếng Việt đều ghi nhận cả hai từ lý do hay lí do với nghĩa: "điều làm căn cứ được dùng để giải thích một việc nào đó".
Dưới góc nhìn ngữ âm học thì hai chữ i ngắn và y dài trong các trường hợp "lí do hay lý do" trên đều ghi âm /i/ nên bản chất không có gì khác nhau cả. Vì thế chúng ta có thể dùng tùy thích. Có lẽ điều này mà trên báo chí, chúng ta vẫn thấy dùng cả cặp từ này. Ví dụ, tra từ "lý do" hoặc "lí do" trên báo Tuổi trẻ chúng ta sẽ có hàng loạt bài báo dùng như sau:
Lí do:
-
Tuấn Hưng hủy show hát miễn phí vì lí do đặc biệt
-
Những lí do không thể bỏ lỡ 'Ly ca hành' của Lý Nhất Đồng - Hứa Khải
-
Vợ cũ Hoài Lâm 'gây chấn động' khi tiết lộ lí do li hôn
-
Lí do Tuấn Trần dốc hết tiền đầu tư phim của đạo diễn 'Em chưa 18'
-
Cười ngất với lí do mãi chưa lấy chồng của Sam
Lý do:
-
Hiếu Nguyễn trở lại, tiết lộ lý do vắng bóng suốt 4 năm dài
-
Bé trai nêu loạt lý do sau Tết không đòi được tiền lì xì khi 'mẹ cất cho'
-
Lý do Chị đẹp trượt đề cử Cống hiến
-
Hamlet Trương nói lý do sửa từ niết bàn và gỡ bản ghi âm ca khúc mới
-
Đâu là lý do thật khiến giới siêu giàu đua nhau xây 'hầm tận thế'?
Như vậy, với thắc mắc lý do hay lí do đúng chính tả có thể khẳng định cả hai đều đúng và có thể dùng như nhau nhé. Tuy nhiên, nếu tìm hiểu sâu hơn, thì theo Nghệ ngữ chúng ta nên viết lý do! Cụ thể mời bạn tìm hiểu dưới đây!
>>>Xem thêm:
2. Lí hay lý? Cách phân biết viết i (ngắn) và y (dài)
Như ở mục lí do hay lý do kể trên Hỏi đáp tiếng Nghệ Tĩnh đã giải thích rằng: Cả hai từ đều đúng và bạn có thể dùng như nhau mà không ai thắc mắc, bắt bẻ. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, đặc biệt khi viết bạn nên phân biệt i & y dài.
Cụ thể, theo nhiều người về mặt âm học i hay y đều đọc như nhau. Nhưng khi viết, bằng ngữ cảm bản ngữ, người ta cũng nhận thấy viết nhất loạt i ngắn như mất mát, thiếu hụt cái gì đó, cho nên cách viết y dài vẫn được duy trì và không thay thế được.
Ngoài ra, theo nhiều nhà nghiên cứu, nên viết lý do (y dài) là để cân bằng mặt chữ. Cụ thể, chữ l nhô cao thì cần chữ y xuống thấp. Bạn đọc có thể so sánh điều này qua việc đặt 2 cách viết gần nhau sẽ thấy: lí do - lý do. Điều này tương tự trường hợp vật lí hay vật lý.
Đặc biệt, khi dùng i ngắn để viết tên riêng, tên địa danh sẽ hơi cực đoan và mất đi vẻ đẹp của tên. Ví dụ chúng ta nên viết Lý Tự Trọng thay vì Lí Tự Trọng, Lệ Mỹ thay vì Lệ Mĩ, Chương Mỹ thay vì Chương Mĩ...
Nghệ ngữ đã tổng hợp bảng sau để bạn hiểu hơn về i & y dài, để từ đó nên biết dùng lí do hay lý do mới đúng nhé.
Viết i ngắn sai |
Viết y dài đúng |
i tế |
y tế |
chuẩn i |
chuẩn y |
í nghĩa |
ý nghĩa |
iêu cầu |
yêu cầu |
iếu thế iểu điệu |
yếu thế yểu điệu |
Như vậy, dù i & y đồng âm, cùng nghĩa nhưng không thể thay thế cho nhau vì:
-
Thứ nhất, nó mất đi sự trong sáng. Ví dụ, nếu đồng nhất viết gia đình cũng như da thịt, lý sự cũng như lí nhí sẽ mất sự phân biệt nghĩa và mất cả sự đánh dấu về từ nguyên.
-
Thứ hai, nó mất đi sự phong phú. Chẳng hạn trong tên riêng, người ta có quyền lựa chọn để biểu đạt một ý nghĩa nào đó. Ví dụ nói "tí" hiểu là "nhỏ, nhưng "Tý" lại hiểu là chuột/năm chuột. Ngoài ra, hầu hết tên riêng có y dài để thể hiện sự trang trọng" nên chọn Hy (hy vọng), không chọn Hi (cười hi hi), chọn Kỳ (kỳ vọng), không chọn Kì (kì kèo)...
-
Mất đi vẻ đẹp văn hóa. Ví dụ, viết "công ty" sẽ hay hơn "công ti", viết lý thuyết hay hơn lí thuyết...
Tóm lại, để biết khi nào viết i ngắn và y dài bạn nhớ như sau:
-
Viết i ngắn (i) trong các trường hợp, sau các phụ âm s, x, n, v. Ví dụ bác sĩ, tiến sĩ, ca sĩ, xi mạ, ni lông, vĩ đại…
-
Viết i dài (y) trong các trường hợp (chủ yếu là từ Hán Việt): Sau các phụ âm t, k, m, h, qu, l
Như vậy khi thắc mắc lí do hay lý do viết đúng thì bạn nên dùng lý do. Vì cách viết này sẽ tạo ra sự trang trọng hơn. Nếu còn thắc mắc nào khác thì bạn có thể để lại bình luận dưới bài viết này nhé!
Tổng hợp bởi Nghengu.vn
Ý kiến bạn đọc
Đăng ký thành viên
Bài viết xem nhiều
-
Sức thuốc hay xức thuốc đúng? Phân biệt sức hay xức
-
Giòn giã hay ròn rã hay dòn dã viết đúng chính tả tiếng Việt?
-
Gáng hay ráng? Gáng lên hay ráng lên? Ráng sức hay gáng sức?
-
Viết tỷ hay tỉ đồng đúng? Khi nào viết tỉ hay tỷ?
-
Tỉ mỉ hay tỷ mỷ đúng? Nên viết i ngắn hay y dài hay hơn?
-
Chịu nổi hay chịu nỗi? Chịu không nổi hay chịu không nỗi?
-
Chọn vẹn hay trọn vẹn đúng chính tả? Phân biệt trọn & chọn
-
Phân biệt dồ hay rồ, bị dồ hay bị rồ, phát rồ hay phát dồ?
-
Rứa thâu là gì trong tiếng Nghệ? Ví dụ về từ rứa thâu
-
Top 5+ địa chỉ thuê xe máy ở Hà Tĩnh tốt và có giá rẻ nhất
-
Lý thuyết hay lí thuyết? Lý luận hay lí luận viết đúng?