Nghệ Ngữ

https://nghengu.vn


Đầu gối tiếng Nghệ An là gì?

Đầu gối tiếng Nghệ An là gì? Xin thưa với bạn đọc đó chính là "trục cúi" hoặc một số cách gọi khác tùy theo vùng miền. Cùng Hỏi đáp tiếng Nghệ tìm hiểu sự thú vị của hai từ rất độc đáo này nhé!

đầu gối tiếng nghệ an
Đầu gối trong tiếng Nghệ là "trục cúi".

 

1. Đầu gối tiếng Nghệ An là gì?


Một số bạn đọc nhắn tin tới Fanpage Tiếng Nghệ hỏi rằng: đầu gối tiếng Nghệ An gọi là gì? Xin thưa với bạn đọc người Nghệ gọi đầu gối là: trục cúi. Tuy nhiên, tùy theo vùng miền mà có thể cách phát âm khác nhau nhé.

Ví dụ, một số vùng gọi là "trục cúi", nhưng cũng có vùng ở Hà Tĩnh, Nghệ An gọi là "trốc cúi" hoặc "trốôc cúi". Tuy nhiên, từ chính xác và phổ biến ở nhiều vùng miền nhất chính là "trục cúi" bạn đọc nhé.

Một số bạn đọc thắc mắc thêm, trong tiếng Nghệ "đầu" thì gọi là "trốôc" vậy "đầu gối" thì có thể gọi thành "trốôc gối" hay không? Thưa bạn đọc rằng, trong trường hợp này không thể tách, ghép từng từ như vậy để gọi được.

 

truc cui la gi
Tiếng Nghệ mang tính tượng thanh, tượng hình.

 

2. Từ trục cúi mang tính tượng hình


Nếu tìm hiểu kỹ về tiếng Nghệ Tĩnh, bạn đọc sẽ thấy tiếng Nghệ giàu tính tượng thanh, tượng hình. Cụ thể, với riêng từ "trục cúi" giàu tính tượng hình vì gợi tả, mô phỏng theo hình dáng, trạng thái của sự vật.

Tách riêng chúng ta sẽ thấy từ trục cúi rất thú vị. "Trục" gợi nhớ hình ảnh trục bánh xe, trục máy quay được, "cúi" là hình động cúi xuống. Như vậy đầu gối tiếng Nghệ An khi gọi "trục cúi" gợi đến hình ảnh một chiếc trục tròn quay giúp người cúi xuống!

Ngoài từ này còn rất nhiều từ khác thú vị mà Nghệ ngữ đã giới thiệu trước đó. Hy vọng qua bài viết này bạn đọc hiểu rõ từ đ
ầu gối tiếng Nghệ An rồi nhé. Mến chúc bạn đọc có những phút giây thật vui cùng tiếng Nghệ.

>>> Xem thêm: Nựa là gì trong tiếng Nghệ?

 

Tác giả: Nghệ Ngữ

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây