Nựa là gì trong tiếng Nghệ?
Nựa là gì trong tiếng Nghệ? Vì sao người Nghệ An và Hà Tĩnh hay dùng từ này? Bài viết sau Nghệ ngữ sẽ giải thích rõ hơn với bạn đọc nha. Mời bạn đọc theo dõi ngay sau đây nhé!
1. Nựa là gì?
Khi về xứ Nghệ, hẳn bạn đọc sẽ nghe người Nghệ thường nói từ "nựa", vậy nựa là gì theo nghĩa phổ thông? Xin thưa với bạn đọc nựa có nghĩa là "nữa" trong tiếng Việt phổ thông nha.
Cụ thể hơn, đây chính là cách nói của người Nghệ: Khi phát âm họ biến dấu ngã thành dấu nặng. Ví dụ, "kỹ càng" họ sẽ nói "kỵ càng", "mỹ miều" thành "mỵ miều"... Tương tự, từ "nữa" thì họ nói thành "nựa". Cụ thể hơn bạn đọc có thể tìm hiểu qua một số ví dụ sau nhé!
-
Tí nựa nha: Xíu nữa nhé
-
Chơ răng nựa: Chứ sao nữa
-
Mần răng nựa: Làm sao nữa
-
Mần tí nựa: Làm xíu nữa
-
Cò ăn nựa khung: Có ăn nữa không
Như vậy, từ "nựa" trong tiếng Nghệ có thể dịch thành từ "nữa" theo nghĩa phổ thông nha. Tuy nhiên, trong đời sống người Nghệ dùng một số câu chửi tiếng Nghệ có từ nựa có thể mang nghĩa khác. Ví dụ: "Kít trửa a nựa" thì cần hiểu nghĩa để phản đối một việc gì đó mà mình cho là không hợp lý, không đồng tình.
2. Vì sao người Nghệ hay nói "nựa"?
Sở dĩ người Nghệ hay dùng từ "nựa" vì đó là cách phát âm của họ. Cụ thể, họ thường dùng dấu nặng thay cho dấu ngã như đã giải thích ở trên.
Ví dụ, nếu nghe người Nghệ nói "nỏ cần nựa", "nỏ thiết nựa" thì bạn đọc hiểu là họ đang nói "không cần nữa". Hoặc "có chi mô nựa" thì hiểu "có gì đâu nữa"... Từ nựa được dùng rất nhiều trong giao tiếp, chính vì thế nếu bạn đọc ngoài tỉnh muốn học tiếng Nghệ thì hãy bắt đầu từ đây nhé!
Hy vọng qua bài viết nhỏ này sẽ giúp bạn đọc hiểu nựa là gì trong tiếng Nghệ. Nếu còn thắc mắc nào khác bạn đọc có thể liên hệ qua Fanpage Tiếng Nghệ hoặc email toiyeunghengu@gmail.com nhé. Trân trọng!
>>> Xem thêm: Cọt tiếng Nghệ An là gì?
Tổng hợp bởi www.nghengu.vn
Tác giả: Nghệ Ngữ
Ý kiến bạn đọc
Đăng ký thành viên
Bài viết xem nhiều
-
Lười nhác hay lười nhát viết đúng? Phân biệt nhát và nhác
-
Cách phân biệt xong hay song chính xác nhất
-
Ngành hay nghành là đúng? Khi nào viết ng hay ngh?
-
Tỉ lệ hay tỷ lệ là đúng? Cách viết nào chính xác hơn?
-
Mặc khác hay mặt khác từ nào đúng chính tả tiếng Việt?
-
Sổng chuồng hay xổng chuồng? Viết sổng hay xổng là đúng chính tả?
-
Gởi hay gửi? Kính gửi hay kính gởi? Cách phân biệt gởi và gửi
-
Dời lịch hay rời lịch đúng chính tả? Cách phân biệt dời hay rời
-
7 bài thơ ngắn hay về triết lý cuộc sống của tác giả Thái Bá Tân
-
Cập nhật số điện thoại, giá cước Taxi Hồng Lĩnh Hà Tĩnh mới nhất
-
Chân quý hay trân quý viết đúng? Mẹo phân biệt chân hay trân