Dặn em khi mần du xứ Nghệ
"Mần du" Xứ Nghệ em ơi!
Nhập môn "Nghệ ngự" trọn đời nghe em!
Đã đời thì nói: "đạ sèm"
Cũ xưa thì nói: "cụ mèm xửa xưa"
Nhập môn "Nghệ ngự" trọn đời nghe em!
Đã đời thì nói: "đạ sèm"
Cũ xưa thì nói: "cụ mèm xửa xưa"
Cái đầu là "trốc", nhớ chưa?
Đầu gối: "trốc cúi" - "vưa vưa" là vừa
Tán gái thì gọi là "cưa"
Mãng cầu em cứ gọi bừa: "trấy na"
Má, ba em gọi: "mệ, cha"
Gạo, lúa: "gấu, ló", "tru" là con trâu
"Cù cu" tên gọi bồ câu
"Có mang" đích thị: dính bầu em nha!
"Lưng đọi": nửa bát xới ra
"Rọng su" em hiểu đó là ruộng sâu
Trầu: "trù", trấu: "trú", nâu: "nu"
Âm ÂU hầu hết thành "U" rành rành.
Nhưng em chớ quá thông minh:
Đi TẦU, thi ĐẬU đinh ninh... thay bừa
Té là "bổ", thưa là "sưa"
Nếu chừa, em nói: "zừ trừa tận tra"
Con gà em gọi: "con ga".
Nhưng "Ga Vinh" chớ gọi là... Gà Vinh
Chơi là "nhởi", thân là "mình"
"Hun mui" là kiểu trao tình hôn môi.
"Mi": mày, hắn: "hấn", tôi: "tui"
Vì sao: "răng rứa", lau: "chùi sạch tinh"
Bên hiên: "khu đị" nhà mình
Ruộng bùn đích thị "rọng sình" à nha!
Lửa: "lả", nước: "nác", "ngái": xa.
"Cụ rọt": em mẹ - là bà con "gưn"
"Cái lè" là khuỷu sau "chưn"
"Mụt" là cái nhọt "dừn dừn" liền da.
...
Phát âm, em hoán đổi ra:
Dấu "sắc", "hỏi", "ngã" như là "nặng" thôi
Tiệng Nghệ trọ trẹ em ơi
"Bo-đỳ-leng- guỵt" - xoè "mui" mà cười!
Hơn làm dâu ở nước ngoài
"Nửa chữ" không biết chỉ hoài đẻ con
Nghĩa tình Xứ Nghệ sắt son
Thương chắc đứt rọt răng còn ngó lơ?
Ghi chú từ điển tiếng Nghệ:
Đầu gối: "trốc cúi" - "vưa vưa" là vừa
Tán gái thì gọi là "cưa"
Mãng cầu em cứ gọi bừa: "trấy na"
Má, ba em gọi: "mệ, cha"
Gạo, lúa: "gấu, ló", "tru" là con trâu
"Cù cu" tên gọi bồ câu
"Có mang" đích thị: dính bầu em nha!
"Lưng đọi": nửa bát xới ra
"Rọng su" em hiểu đó là ruộng sâu
Trầu: "trù", trấu: "trú", nâu: "nu"
Âm ÂU hầu hết thành "U" rành rành.
Nhưng em chớ quá thông minh:
Đi TẦU, thi ĐẬU đinh ninh... thay bừa
Té là "bổ", thưa là "sưa"
Nếu chừa, em nói: "zừ trừa tận tra"
Con gà em gọi: "con ga".
Nhưng "Ga Vinh" chớ gọi là... Gà Vinh
Chơi là "nhởi", thân là "mình"
"Hun mui" là kiểu trao tình hôn môi.
"Mi": mày, hắn: "hấn", tôi: "tui"
Vì sao: "răng rứa", lau: "chùi sạch tinh"
Bên hiên: "khu đị" nhà mình
Ruộng bùn đích thị "rọng sình" à nha!
Lửa: "lả", nước: "nác", "ngái": xa.
"Cụ rọt": em mẹ - là bà con "gưn"
"Cái lè" là khuỷu sau "chưn"
"Mụt" là cái nhọt "dừn dừn" liền da.
...
Phát âm, em hoán đổi ra:
Dấu "sắc", "hỏi", "ngã" như là "nặng" thôi
Tiệng Nghệ trọ trẹ em ơi
"Bo-đỳ-leng- guỵt" - xoè "mui" mà cười!
Hơn làm dâu ở nước ngoài
"Nửa chữ" không biết chỉ hoài đẻ con
Nghĩa tình Xứ Nghệ sắt son
Thương chắc đứt rọt răng còn ngó lơ?
Ghi chú từ điển tiếng Nghệ:
- "Mần du" = Làm dâu
- "Cụ rọt" = Cậu ruột;
- "Gưn" = Gần
- "Chưn"= Cái chân
- "Dừn dừn"= Từ từ
- "Bo-đỳ-leng-guýt"= Ngôn ngữ cơ thể (phiên âm Tiếng Anh: body language)
- "Mui" = Môi
- "Thương chắc đứt rọt răng còn ngó lơ" = Thương nhau đứt ruột sao còn ngó lơ!
Tác giả: BÙI ĐỨC TÚ
Tags: thơ tiếng nghệ, bùi đức tú
Ý kiến bạn đọc
Đăng ký thành viên
Bài viết xem nhiều
-
Sức thuốc hay xức thuốc đúng? Phân biệt sức hay xức
-
Giòn giã hay ròn rã hay dòn dã viết đúng chính tả tiếng Việt?
-
Viết tỷ hay tỉ đồng đúng? Khi nào viết tỉ hay tỷ?
-
Tỉ mỉ hay tỷ mỷ đúng? Nên viết i ngắn hay y dài hay hơn?
-
Chịu nổi hay chịu nỗi? Chịu không nổi hay chịu không nỗi?
-
Chọn vẹn hay trọn vẹn đúng chính tả? Phân biệt trọn & chọn
-
Phân biệt dồ hay rồ, bị dồ hay bị rồ, phát rồ hay phát dồ?
-
Rứa thâu là gì trong tiếng Nghệ? Ví dụ về từ rứa thâu
-
Lý thuyết hay lí thuyết? Lý luận hay lí luận viết đúng?
-
Top 5+ địa chỉ thuê xe máy ở Hà Tĩnh tốt và có giá rẻ nhất
-
Đăng ký hay đăng kí là đúng? Nên viết i ngắn hay y dài?