Dấu ấn tiếng Việt cổ trong ngôn ngữ Ví, Giặm Nghệ Tĩnh
Ngôn ngữ trong dân ca Nghệ Tĩnh là một đề tài luôn có sức thu hút đối với các nhà nghiên cứu bởi chính nó đã tạo nên những nét đẹp bình dị mà tinh tế, là phương tiện chuyển tải thành công tiếng lòng của những con người nơi đây.
Tiếng Nghệ là cội nguồn của tiếng Việt
Tuy nhiên, người nghe, thậm chí cả người viết thường bị lôi cuốn bởi chất thổ âm, thổ ngữ, bởi cái thú vị của “mô, tê, răng, rứa”, cái “trọ trẹ” trong phát âm mà ít chú ý rằng, về mặt ngôn ngữ học, tiếng Nghệ là một thứ tiếng còn lưu giữ được nhiều nét của tiếng Việt cổ. Hiện nay có những nghiên cứu đang chỉ ra tiếng Nghệ là cội nguồn của tiếng Việt, như thế có nghĩa nó là một hệ thống ngôn ngữ khá hoàn chỉnh, đáng để nghiên cứu ở một góc độ khác, bài bản và công phu hơn chứ không chỉ xem như một ngôn ngữ địa phương đơn thuần.
Trong bài viết này, chúng tôi xin giới thiệu một số dấu ấn của tiếng Việt cổ xuất hiện trong ví, giặm Nghệ Tĩnh nhằm mang đến cho người đọc những cảm thức mới. Tất nhiên người viết không phải là một nhà ngôn ngữ học nên khó có thể đưa ra những luận chứng đầy đủ về mặt ngôn ngữ cho bạn đọc, cũng như phạm vi một bài báo khó có thể nói hết được những gốc tích của vấn đề. Vì vậy, từ việc tham khảo và đúc kết thông tin từ một số công trình ngôn ngữ học hiện nay, bài viết chỉ xin mở ra một hướng tiếp cận mới (dù chưa đầy đủ) trong cảm nhận về mặt ngôn ngữ ví giặm để chúng ta thêm trân quý hơn những giá trị văn hóa, tinh thần mà cha ông đã để lại.
Nghiên cứu gốc tích của tiếng Việt, người ta thường bắt đầu từ giai đoạn Tiền Việt - Mường (tương ứng với thời kỳ văn hóa Đông Sơn, tiếng nói sau giai đoạn Mon- Khmer đến khoảng thế kỷ I và TK II sau CN). Tiếp sau giai đoạn này, tiếng Việt đã có một quá trình vận động phát triển, hoàn thiện, để tách ra khỏi tiếng Mường, trở thành một nhánh ngôn ngữ riêng. Đó là các thời kỳ Việt- Mường cổ (từ TK I - II sau CN đến TK VIII, IX), Việt - Mường chung (TK IX -X đến TK XIV) và giai đoạn Việt Cổ (cuối TK XIV đến đầu TK XV). Tìm hiểu các đặc điểm ngữ âm các giai đoạn này chúng ta sẽ nhận thấy có nhiều yếu tố tiếng Việt cổ còn được lưu lại trong ngôn ngữ Nghệ Tĩnh hiện nay. Các đặc điểm này thể hiện trên nhiều phương diện như việc giữ các âm quặt lưỡi, các phụ âm tắc bật hơi, vấn đề về xát hóa... Tuy nhiên để tránh đưa bài viết trở thành một bài nghiên cứu rối rắm về mặt ngôn ngữ, ngữ âm, chỉ xin nêu lên đây những nét dễ thấy nhất, dễ nhận biết nhất để người đọc có thể hình dung và tìm thấy nó trong những câu hát ví, giặm. Từ đó chúng ta thêm yêu những câu hát mộc mạc quê nhà.
Trước hết, khi nghe tiếng Nghệ hay những bài dân ca, ví giặm Nghệ Tĩnh ta sẽ thấy có một sự thay đổi có tính quy luật của các âm tiết so với tiếng phổ thông. Đó là bởi, tiếng Nghệ còn lưu giữ được một số đặc điểm về mặt nguyên âm của âm tiết trong tiếng Việt từ những giai đoạn trước TK XVII. Trong giai đoạn Việt cổ, tiếng Việt có một sự chuyển biến rõ nét là hai nguyên âm khép i và u trong âm tiết cuối mở được biến đổi thành vần gồm một nguyên âm ngắn ở giữa kéo theo một bán nguyên âm: *iàây, ai *u-àâu, au. Nhìn vào sự chuyển biến này ta thấy tiếng Nghệ đã giữ lại đặc điểm phát âm cổ, nhiều từ phát âm gần với tiếng Mường. Ví dụ: con chí (con chấy), mi (mày), bữa ni (hôm nay), con tru (con trâu), lá trù (lá trầu), con du (con dâu), quả bù (quả bầu)…
Lớp từ này được xuất hiện rất nhiều trong các bài hát giặm. Phải chăng bởi giặm là những lời tự sự rất mộc mạc, chân chất về cuộc sống, lao động của con người nơi đây.
“Tau (tôi) trôi nhà trôi cựa (cửa)
Mi (mày) nỏ (không) dòm ngó thì thôi
Rọng (ruộng) tau có kẻ xin rồi
Tru(trâu) mi bựa ni (hôm nay) tau lấy
Bò mi bựa rày (hôm nay) tau lấy”
Mi (mày) nỏ (không) dòm ngó thì thôi
Rọng (ruộng) tau có kẻ xin rồi
Tru(trâu) mi bựa ni (hôm nay) tau lấy
Bò mi bựa rày (hôm nay) tau lấy”
Hay
“Trước mự nói mự thương
Cau tui (tôi) dành để trên buồng
Trù (trầu) tui để sẵn ngoài nương
Lợn ục ịch trong chuồng
Tiền thì buộc chạc trong rương…”
Cau tui (tôi) dành để trên buồng
Trù (trầu) tui để sẵn ngoài nương
Lợn ục ịch trong chuồng
Tiền thì buộc chạc trong rương…”
Trong hát ví chúng ta cũng không khó thấy những câu hát có mang đặc trưng này:
Trời mần (làm) một trộ (trận) mưa dông
Củ nu (nâu) nặng gánh, đò không sang đò
Củ nu (nâu) nặng gánh, đò không sang đò
Hay lời đối đáp của một cô gái thôn quê với một chàng trai mộc mạc mà dí dỏm:
Năm ni em mắc (bận) chăn tru(trâu)
Vài năm chi nựa (gì nữa) em về mần du (làm dâu) mẹ thầy
Vài năm chi nựa (gì nữa) em về mần du (làm dâu) mẹ thầy
Ở một số trường hợp khác, vần ây được giữ lại thay vì vần ai như tiếng Việt phổ thông hiện nay. Ví dụ: gấy (gái), gây (gai), cấy (cái).
Hãy thử lắng nghe lời một người con gái Nghệ nói với người thương, trong niềm nuối tiếc và cả xót xa khi người chàng đến thì mình đã buộc phải yên phận trong mối duyên gượng ép:
Hỏi anh còn đến chi đây
Một be rượu lạt, một quả bánh gây (bánh gai) mất rồi
Một be rượu lạt, một quả bánh gây (bánh gai) mất rồi
Hay một câu hát hình ảnh như trách móc nhẹ nhàng mà khiến ta không khỏi ngậm ngùi trước nỗi đau của người con gái:
Qua truông em đạp lấy gây (em dẫm phải gai)
Em ngồi em lể, trách ai không chờ
Em ngồi em lể, trách ai không chờ
Thể đấy, đó chỉ có thể là những nét riêng của người con gái Nghệ, của dân ca xứ Nghệ!
Dấu ấn riêng của tiếng Nghệ Tĩnh
Một đặc điểm khác có thể nhận thấy từ thời kỳ Việt - Mường chung, tiếng Việt đã biến đổi từ thế đối lập ngắn dài đều đặn trước kia sang thế đối lập ngắn và đôi hóa như: *aàươ, *oàuô, ua…Trong ngôn ngữ Nghệ Tĩnh, ta vẫn còn thấy sự lưu giữ các âm này, ví dụ như: nác (nước), mói (muối), rọt (ruột), rọng (ruộng) mọi (muỗi), ló (lúa), ròi (ruồi), đàng (đường).
Những cách phát âm ấy tạo nên dấu ấn riêng cho những câu hát Nghệ Tĩnh mà một khi đã cất lên là biết chắc không thể có ở một vùng miền nào khác.
Trong những buổi hát đối đáp, giao duyên, người con gái khéo léo buông lời:
Hỏi chàng khách lạ đàng (đường) xa
Đến đây cân sắc hay là kết duyên
Rồi cả những lời nhắn nhủ khi thì tha thiết:
Ra về đường thẳm dặm dài,
Cây đa bao đọt (lộc), nhớ ngài (người) bấy nhiêu
Đến đây cân sắc hay là kết duyên
Rồi cả những lời nhắn nhủ khi thì tha thiết:
Ra về đường thẳm dặm dài,
Cây đa bao đọt (lộc), nhớ ngài (người) bấy nhiêu
Khi lại hóm hỉnh, dí dỏm:
Ơ bạn tình ơi, khi đi anh trước em sau
Giừ về đàng (đường) trẹ (rẽ) rọt (ruột) đau quằn quằn
Những lớp từ này cũng xuất hiện nhiều trong các bài hát giặm:
Khoai to cổ nứt vồng
Ló (lúa) nặng hạt dài bông
Mùa tháng năm cũng được
Mùa tháng mười cũng được
Giừ về đàng (đường) trẹ (rẽ) rọt (ruột) đau quằn quằn
Những lớp từ này cũng xuất hiện nhiều trong các bài hát giặm:
Khoai to cổ nứt vồng
Ló (lúa) nặng hạt dài bông
Mùa tháng năm cũng được
Mùa tháng mười cũng được
Hay
Quyền bán với quyền mua
Thì là em không có
Đâm gấu (gạo) với xay ló(lúa)
Thì em đã có phần
Thì là em không có
Đâm gấu (gạo) với xay ló(lúa)
Thì em đã có phần
Trong nhiều bài hát ví, giặm chúng ta bắt gặp các từ có vần rất khác so với tiếng Việt phổ thông. Đó là các vần chứa nguyên âm dài và cách phát âm có dạng tiếp hợp lỏng giữa đỉnh vần và kết vần. Có thể kể ra đây một số vần chứa các nguyên âm dài mà tiếng Nghệ hiện nay còn lưu giữ lại như: oong, ooc, ôông, ôôc, eng, ec…Trong lịch sử tiếng Việt, các vần này đến khoảng thế kỷ XVII thì biến đổi tương ứng sang các vần: ong, oc, ông, anh, ach. Những đặc trưng này tạo ra một lớp từ độc đáo trong tiếng Nghệ, ví dụ như: méc (mách), eng/ênh nớ (anh ấy), trôốc (đầu/trốc)… Mặc dù hiện tại đặc điểm này chỉ phổ biến trong cách nói tại một số vùng nhưng chúng ta vẫn có thể tìm thấy dấu ấn của nó trong khá nhiều câu ví, giặm. Điều đó thể hiện rõ nét ví, giặm chính là hơi thở của con người xứ Nghệ, là đặc trưng của con người xứ Nghệ
Người ơi, rồi mùa toóc rạ rơm khô
Bạn về quê bạn biết nơi mô mà tìm (Ví phường cấy)
Bạn về quê bạn biết nơi mô mà tìm (Ví phường cấy)
Hay trong một bài hát giặm:
Mấy trăm dân cùng chộ
Mấy ngàn dân cũng tường
Kháp đâu đánh đó
Cứ phép thôn dân
Côộc tre hãy dần
Mấy ngàn dân cũng tường
Kháp đâu đánh đó
Cứ phép thôn dân
Côộc tre hãy dần
Những ngôn từ này đã tạo nên một sắc thái biểu cảm không một vùng miền nào có thể có được. Ví như cái chung thủy, sắt son của các chàng trai bày tỏ với người thương của mình trong bài giặm không bóng bẩy, không mỹ miều mà lại đẹp vô cùng:
Răng giừ lươn lên rừng mần (làm) ổ
Vượn choống noốc (chống nốc) đi buôn
Ròi độ gạy cành cơn (Ruồi đỗ gãy cành cây)
Nước đổ thấm lá môn
Chuột khoét thủng Hoàng Sơn
Anh với em mì xa ngái
Đôi lứa mình mì xa ngái…
Vượn choống noốc (chống nốc) đi buôn
Ròi độ gạy cành cơn (Ruồi đỗ gãy cành cây)
Nước đổ thấm lá môn
Chuột khoét thủng Hoàng Sơn
Anh với em mì xa ngái
Đôi lứa mình mì xa ngái…
Trong tiếng Nghệ, có những từ được sử dụng rất phổ biến, thông dụng mà người ta vẫn nghĩ là tiếng địa phương nhưng ít biết rằng đó chính là dấu tích của tiếng Việt cổ. Các từ này đã lưu giữ cách xử lý âm tiết cuối của tiếng Việt giai đoạn Việt Cổ. Như chúng ta biết, sang giai đoạn Việt cổ, âm cuối *l trong tiếng Việt- Mường chung đa số được chuyển thành bán nguyên âm j hoặc âm cuối n, có khi là được bỏ hẳn. Sau này, qua quá trình biến đổi và phát triển, các từ này hầu như không còn tồn tại trong tiếng Việt phổ thông từ thế kỷ XVII, riêng tại Nghệ Tĩnh nó vẫn được lưu truyền, sử dụng. Ví dụ, người Nghệ gọi là “cơn” thay vì “cây” như Tiếng Việt phổ thông. Cách phát âm này khá gần với tiếng Mường- “kơl”, chỉ khác ở sự biến đổi âm cuối *l thành *n. Hoặc như từ “ túi” (Tiếng Việt phổ thông: tối) cũng vậy. Chúng ta nhận thấy cách phát âm gần với từ “túl” trong tiếng Mường nhưng âm cuối *l đã chuyển thành *i.
Những từ loại này không chỉ được sử dụng trong đời sống mà còn xuất hiện khá nhiều trong các câu ví, dặm làm nên những lời ca độc đáo, không thể trộn lẫn của người xứ Nghệ
Bóng trăng em tưởng bóng đèn
Bóng cơn em tưởng bóng thuyền anh xuôi
Bóng cơn em tưởng bóng thuyền anh xuôi
Hay
Mây lâu anh nhởi chốn mô
Chốn ni anh bỏ cơn khô lá vàng
Chốn ni anh bỏ cơn khô lá vàng
Trong hát phường vải, những ca từ ấy cất lên mộc mạc mà da diết, chất chứa bao tình cảm lứa đôi:
Cơm trưa em cứ ăn đi
Còn lưa cơm túi em thì đợi anh
Còn lưa cơm túi em thì đợi anh
***
Đôi ta như chim tử qui
Ngày thì nỏ chộ mặt, đêm đi kêu sầu
Thỉnh thoảng bên nhau, mỗi con mỗi núi
Kêu từ chập túi cho tới canh khuya
Sầu này biết để ai chia
Ngày thì nỏ chộ mặt, đêm đi kêu sầu
Thỉnh thoảng bên nhau, mỗi con mỗi núi
Kêu từ chập túi cho tới canh khuya
Sầu này biết để ai chia
Điểm thú vị là trong ví, giặm Nghệ Tĩnh các từ có tính chất cổ này không phải lúc nào cũng được sử dụng trong các câu hát, làn điệu. Tùy trường hợp, tùy hoàn cảnh mà nó được đưa vào bên cạnh lớp từ tiếng Việt phổ thông, tạo nên những màu sắc hóm hỉnh, vui tươi hoặc gần gũi, thân thiết; hoặc mộc mạc, chân thành hoặc chơi chữ và có khi là để tránh lặp từ. Điều đó đã giúp chúng ta hiểu thêm sự tinh tế, sâu sắc, sự thông minh và linh hoạt của người Nghệ.
Hiện nay, những lớp từ mang dấu ấn tiếng Việt cổ trên ngày càng được sử dụng ít đi, kể cả trong đời sống hàng ngày của người Nghệ. Đó âu cũng là sự thay đổi hợp lí và không thể khác trước sự vận động không ngừng của cuộc sống văn minh. Tuy nhiên, qua những câu hát ví, giặm để lần lại những dấu vết tiếng Việt cổ còn lưu lại trong tiếng Nghệ cũng là điều đáng để quan tâm, tìm hiểu bởi đó chính là chứng tích của văn hóa, lịch sử, của con người xứ Nghệ. Về mặt ngôn ngữ học, đây sẽ là tài liệu giá trị để giúp đối chiếu so sánh và tìm hiểu những giai đoạn phát triển của tiếng Việt nói chung, phương ngữ Nghệ Tĩnh và phương ngữ Trung nói riêng.
Ngôn ngữ, đó không chỉ là một hệ thống thanh âm kí hiệu, là phương tiện phục vụ giao tiếp của con người mà còn phản ánh rõ nét văn hóa, lịch sử của mỗi một quốc gia dân tộc cũng như của vùng, miền, địa phương. Chính bởi thế tình yêu đất nước, xứ sở luôn gắn với yêu và giữ gìn tiếng nói, chữ viết quê hương mình. Phải chăng cũng bởi vậy mà ví giặm in sâu vào lòng mỗi người con đất Nghệ hơn - Khi mà từng âm vực, ngôn từ chỉ thoáng cất lên trong vài câu hát thôi cũng đủ để ta nhận ra một xứ Nghệ ân tình, không thể trộn lẫn!
Đọc thêm: Nghe tiếng Nghệ như rìu chặt đá, như rạ chém đe
Tác giả: TRANG ĐOAN
Nguồn tin: Vanhoanghean
Tags: tiếng nghệ trong mắt ai
Ý kiến bạn đọc
Đăng ký thành viên
Bài viết xem nhiều
-
Sức thuốc hay xức thuốc đúng? Phân biệt sức hay xức
-
Giòn giã hay ròn rã hay dòn dã viết đúng chính tả tiếng Việt?
-
Viết tỷ hay tỉ đồng đúng? Khi nào viết tỉ hay tỷ?
-
Chọn vẹn hay trọn vẹn đúng chính tả? Phân biệt trọn & chọn
-
Chịu nổi hay chịu nỗi? Chịu không nổi hay chịu không nỗi?
-
Phân biệt dồ hay rồ, bị dồ hay bị rồ, phát rồ hay phát dồ?
-
Rứa thâu là gì trong tiếng Nghệ? Ví dụ về từ rứa thâu
-
Làm lốt hay nốt, xin lốt hay nốt đúng chính tả?
-
Viết cái hủ hay cái hũ đúng? Phân biệt hủ hay hũ chi tiết
-
Không nỗi hay không nổi viết đúng? Mẹo phân biệt nỗi hay nổi
-
Méc hay mét khác nhau thế nào? Méc mẹ hay mét mẹ?