Đi mô cụng nhớ tiếng Nghệ
Hồi mới vào Sài Gòn trọ học, có lần cô bạn của tôi bảo, sao tiếng quê bạn khó nghe vậy, vừa nặng, vừa kèm từ ngữ địa phương, muốn hiểu nhau cũng xin giả đò cười trừ.
Ngày đó, lời nhận xét của cô bạn khiến tôi chạnh lòng thực sự. Vừa buồn, vừa mang trong mình cảm giác tự ti, thế nên suốt mấy năm đại học tôi cố gắng học nói bằng “giọng Sài Gòn, tiếng phổ thông” cho bằng bè bằng bạn.
Tất nhiên, thứ giọng Sài Gòn tôi học được và học rất nhanh. Đến nỗi mà một năm sau ngày “chê tiếng Nghệ”, cô bạn tôi “khen” vì bất ngờ tôi nói giọng Sài Gòn còn ngọt hơn cả người Sài Gòn.
Dần dà cũng quen, tôi đi làm ở Sài Gòn, tiếp xúc với rất nhiều người ở mọi miền đất nước, đa số họ đều nói giọng Sài Gòn, hoặc một thứ giọng na ná người Sài Gòn. Đó dường như là một điều bắt buộc, bởi như anh bạn tôi bảo, ở đây mà đem tiếng Nghệ ra trò chuyện thì ai nghe?
Đầu năm 2019, tôi lên Facebook thì bắt gặp bốn câu thơ này:
Cơm ăn no tức bụng
Trù nhai lắm bầm mui
Mụ gả con chò tui
Tui đành tranh cho mụ
Bốn câu thơ đó tôi không biết tên tác giả, nhưng tôi biết một điều rằng chắc chắn đó là một người Nghệ và rất yêu tiếng Nghệ. Và 4 câu thơ trên khiến tôi thổn thức. Khoảnh khắc đó giống như có một điều gì từ rất xa xôi gọi tôi trở về với quê nhà, với tiếng Nghệ Tĩnh.
Và càng bất ngờ hơn, trên chính mạng xã hội Facebook, tôi bắt gặp rất nhiều bà con xứ Nghệ xa xứ, điểm chung của những cô bác đồng hương là đều rất yêu tiếng Nghệ. Ở đó có những hội nghệ ngữ, những trang nghệ ngữ, những bài thơ, bài văn, những câu chuyện và những người con xứ Nghệ trao đổi với nhau bằng tiếng Nghệ thân thương.
Đó cũng là lý do tôi lập ra website tiếng Nghệ này với cứu cánh là gắn kết những người con xứ Nghệ, lưu giữ, lan tỏa tiếng Nghệ.
Trên website này, có rất nhiều bài thơ, bài văn mà tôi mạn phép để hai chữ “sưu tầm” vì không biết rõ tác giả. Cùng nhiều bài viết khác tôi xin phép góp nhặt lại như một cách lan tỏa tiếng Nghệ đến với người Nghệ quê mình.
Cuối cùng, xin mượn lời các bác Nguyễn Bá Vượng trong Câu lạc bộ Nghệ ngữ kết lại cho lời giới thiệu này: “Về đây như về quê nhà. Hạy rôộng lòng với chắc, đứng trách móc mà mần chắc đau. Cố gắng viết tiếng quê hương tếu táo với chắc như hồn quê mộc mạc nơi xóm làng ngàn đời cha ông ta đạ sôống”.
Trân trọng!
Ban quản trị
Website: https://nghengu.vn/
Fanpage: Tiếng Nghệ
Email: toiyeunghengu@gmail.com
Bà con có thể ủng hộ tiếng Nghệ tại đây:
Tất nhiên, thứ giọng Sài Gòn tôi học được và học rất nhanh. Đến nỗi mà một năm sau ngày “chê tiếng Nghệ”, cô bạn tôi “khen” vì bất ngờ tôi nói giọng Sài Gòn còn ngọt hơn cả người Sài Gòn.
Dần dà cũng quen, tôi đi làm ở Sài Gòn, tiếp xúc với rất nhiều người ở mọi miền đất nước, đa số họ đều nói giọng Sài Gòn, hoặc một thứ giọng na ná người Sài Gòn. Đó dường như là một điều bắt buộc, bởi như anh bạn tôi bảo, ở đây mà đem tiếng Nghệ ra trò chuyện thì ai nghe?
Đầu năm 2019, tôi lên Facebook thì bắt gặp bốn câu thơ này:
Cơm ăn no tức bụng
Trù nhai lắm bầm mui
Mụ gả con chò tui
Tui đành tranh cho mụ
Bốn câu thơ đó tôi không biết tên tác giả, nhưng tôi biết một điều rằng chắc chắn đó là một người Nghệ và rất yêu tiếng Nghệ. Và 4 câu thơ trên khiến tôi thổn thức. Khoảnh khắc đó giống như có một điều gì từ rất xa xôi gọi tôi trở về với quê nhà, với tiếng Nghệ Tĩnh.
Và càng bất ngờ hơn, trên chính mạng xã hội Facebook, tôi bắt gặp rất nhiều bà con xứ Nghệ xa xứ, điểm chung của những cô bác đồng hương là đều rất yêu tiếng Nghệ. Ở đó có những hội nghệ ngữ, những trang nghệ ngữ, những bài thơ, bài văn, những câu chuyện và những người con xứ Nghệ trao đổi với nhau bằng tiếng Nghệ thân thương.
Đó cũng là lý do tôi lập ra website tiếng Nghệ này với cứu cánh là gắn kết những người con xứ Nghệ, lưu giữ, lan tỏa tiếng Nghệ.
Trên website này, có rất nhiều bài thơ, bài văn mà tôi mạn phép để hai chữ “sưu tầm” vì không biết rõ tác giả. Cùng nhiều bài viết khác tôi xin phép góp nhặt lại như một cách lan tỏa tiếng Nghệ đến với người Nghệ quê mình.
Cuối cùng, xin mượn lời các bác Nguyễn Bá Vượng trong Câu lạc bộ Nghệ ngữ kết lại cho lời giới thiệu này: “Về đây như về quê nhà. Hạy rôộng lòng với chắc, đứng trách móc mà mần chắc đau. Cố gắng viết tiếng quê hương tếu táo với chắc như hồn quê mộc mạc nơi xóm làng ngàn đời cha ông ta đạ sôống”.
Trân trọng!
Ban quản trị
Website: https://nghengu.vn/
Fanpage: Tiếng Nghệ
Email: toiyeunghengu@gmail.com
Bà con có thể ủng hộ tiếng Nghệ tại đây:
Tác giả: NGHỆ NGỮ
Ý kiến bạn đọc
-
Nghe một tiếng Choa giữa lòng phố hội mà thân thương như được trở về!!Quân 08/08/2019 04:31
- Trả lời
- Thích 7
- Không thích 0
Đăng ký thành viên
Bài viết xem nhiều
-
Sức thuốc hay xức thuốc đúng? Phân biệt sức hay xức
-
Giòn giã hay ròn rã hay dòn dã viết đúng chính tả tiếng Việt?
-
Gáng hay ráng? Gáng lên hay ráng lên? Ráng sức hay gáng sức?
-
Viết tỷ hay tỉ đồng đúng? Khi nào viết tỉ hay tỷ?
-
Tỉ mỉ hay tỷ mỷ đúng? Nên viết i ngắn hay y dài hay hơn?
-
Chịu nổi hay chịu nỗi? Chịu không nổi hay chịu không nỗi?
-
Chọn vẹn hay trọn vẹn đúng chính tả? Phân biệt trọn & chọn
-
Phân biệt dồ hay rồ, bị dồ hay bị rồ, phát rồ hay phát dồ?
-
Rứa thâu là gì trong tiếng Nghệ? Ví dụ về từ rứa thâu
-
Top 5+ địa chỉ thuê xe máy ở Hà Tĩnh tốt và có giá rẻ nhất
-
Lý thuyết hay lí thuyết? Lý luận hay lí luận viết đúng?