Về mà ăn nhút...
Tui là ngài Nghệ Tịnh. Mà đã sinh ra ở đây thì ai mà nỏ biết món ăn huyền thoại mang tên: nhút mít
Ở xứ tui, ngài ta có câu “nhút Thanh Chương, tương Nam Đàn”, đó là hai nơi nổi tiếng nhít về hai món: nhút, tương. Tuy rứa nhưng phải khẳng định là nơi mô ở Nghệ Tịnh cụng có nhút cả, vì đơn giản một điều thôi, Nghệ Tịnh nơi mô cụng có nhà nghèo (nói để thương chứ nỏ phải để tự hào mô).
Ở xứ Nghệ, có sự tích về nhút mít. Ngài quê tui kể rằng, khi trước xứ ni khổ quá. Mùa thì nắng cháy da, gió Lào thổi rát mặt, mùa thì lũ lụt, chung quenh nác trắng xóa. Rồi mất mùa ló, mùa ngô, mùa khoai, rồi ăn cơm độn mì… Nghe mà chảy nác mắt.
Vì rứa nên trong cái khố ngài quê tui nghị ra cái khun. Trấy mít, khi đầu chỉ ăn chín, dần dần họ lọoc lên ăn với cheo (món nác chấm mần từ lạc). Có nhà nghị ra thêm cách để có thể “ăn quenh năm” kiểu như cà mói, nên họ mới mần nhút mói. Theo thời gian, món nhút mít thành món ăn được nhiều ngài Nghệ Tịnh nhớ nhít.
Nhút mít có hai loại: một loại mói mít chưa chín, băm ra mà mói; còn một loại mói xơ mít chín rồi. Loại mô cụng ngon cả (hoặc chỉ ít là với những ngài con xứ Nghệ sau ni đi xa nhớ lại mới thấy ngon, chớ hồi nhỏ nhìn rành hại).
Với loại đầu tiên, cứ ra nương chọc một hai trấy vô, chọn trấy hơi non, xứ Nghệ gọi là trấy “ương ương” đem vô gọt vỏ bên ngoài. Công đoạn ni nghe thì dệ nhưng mần thì khó vì vỏ mít cứng lại nhiều mét cực kỳ. Mét mít mà dính vô tay thì thôi rồi.
Gọt vỏ xong thì phải kiếm cái nong nậy, tên “nong” thì chỉ ngài Nghệ biết thêm, nó cụng kiểu cấy “dần, sàng” nhưng to hơn nhiều. Cứ để mít gọt xong vô nong rồi “băm đều, băm đều, bằm đều” mần răng cho từ hột, xơ, múi đều thành sợi dài mới ngon.
Thái cho ra tay ra mới xong thì đem đi ngâm nác vo gạo để hết mét. Tiếp đó là đem đi trộn với mói bạc, xát mạnh tay để mói ngấm vô từng sợi nhút tề.
Chốt khâu cuối là cho vô vại. Tùy từng vùng miền ở Nghệ Tịnh mà có cách mói nhút mít khác chắc. Có nơi cho thêm óc cay, gừng, có nơi thì để rứa thôi rồi chèn cấy bện tre ở trên và dùng hòn đá sỏi loại to đè lên, gọi là nén để sợi nhút mít khỏi bị đen.
Đợi 3 ngay là có nhút mít ăn!
Nhút mít ăn a răng thì ngon nhít? Món ni lợi hại lắm. Nghèo quá thì ăn khô, tức vắt trong vại ra chấm với nác mắm tỏi, hoặc cheo ăn kèm rau kinh giới là bộ đôi huyền thoại. Đây cò lẹ là món nhiều ngài Nghệ Tịnh nhớ nhít và ám ảnh nhít.
Nếu không thì đem kho với cá. Cá biển hoặc cá rào, cá sông suối chi cụng ngon. Còn nếu có cân cá tràu thì cứ đem nấu cenh chua nha. Cứ gọi là ngon nỏ chịu nổi.
Sau ni giàu hơn, ngài ta mần món nộm nhút mít với thịt ba chỉ, lạc rang, rau thơm… Lai rai với tí riệu Nghệ Tịnh nựa thì thôi rồi Lượm ơi…
Ngái ngôi chi mà anh nỏ về
Hay là vì anh chê quê em nghèo đói
Hay anh chê em vụng về câu nói
Đất Thanh Chương nhút mặn chua cà
Chắc có lẽ rứa mà anh chê
Chắc có lẽ rứa mà anh nỏ về…
>>>Xem thêm: 6 loại trấy gọi tên tuổi thơ người Nghệ Tĩnh
Ở xứ Nghệ, có sự tích về nhút mít. Ngài quê tui kể rằng, khi trước xứ ni khổ quá. Mùa thì nắng cháy da, gió Lào thổi rát mặt, mùa thì lũ lụt, chung quenh nác trắng xóa. Rồi mất mùa ló, mùa ngô, mùa khoai, rồi ăn cơm độn mì… Nghe mà chảy nác mắt.
Vì rứa nên trong cái khố ngài quê tui nghị ra cái khun. Trấy mít, khi đầu chỉ ăn chín, dần dần họ lọoc lên ăn với cheo (món nác chấm mần từ lạc). Có nhà nghị ra thêm cách để có thể “ăn quenh năm” kiểu như cà mói, nên họ mới mần nhút mói. Theo thời gian, món nhút mít thành món ăn được nhiều ngài Nghệ Tịnh nhớ nhít.
Nhút mít có hai loại: một loại mói mít chưa chín, băm ra mà mói; còn một loại mói xơ mít chín rồi. Loại mô cụng ngon cả (hoặc chỉ ít là với những ngài con xứ Nghệ sau ni đi xa nhớ lại mới thấy ngon, chớ hồi nhỏ nhìn rành hại).
Với loại đầu tiên, cứ ra nương chọc một hai trấy vô, chọn trấy hơi non, xứ Nghệ gọi là trấy “ương ương” đem vô gọt vỏ bên ngoài. Công đoạn ni nghe thì dệ nhưng mần thì khó vì vỏ mít cứng lại nhiều mét cực kỳ. Mét mít mà dính vô tay thì thôi rồi.
Gọt vỏ xong thì phải kiếm cái nong nậy, tên “nong” thì chỉ ngài Nghệ biết thêm, nó cụng kiểu cấy “dần, sàng” nhưng to hơn nhiều. Cứ để mít gọt xong vô nong rồi “băm đều, băm đều, bằm đều” mần răng cho từ hột, xơ, múi đều thành sợi dài mới ngon.
Thái cho ra tay ra mới xong thì đem đi ngâm nác vo gạo để hết mét. Tiếp đó là đem đi trộn với mói bạc, xát mạnh tay để mói ngấm vô từng sợi nhút tề.
Chốt khâu cuối là cho vô vại. Tùy từng vùng miền ở Nghệ Tịnh mà có cách mói nhút mít khác chắc. Có nơi cho thêm óc cay, gừng, có nơi thì để rứa thôi rồi chèn cấy bện tre ở trên và dùng hòn đá sỏi loại to đè lên, gọi là nén để sợi nhút mít khỏi bị đen.
Đợi 3 ngay là có nhút mít ăn!
Nhút mít ăn a răng thì ngon nhít? Món ni lợi hại lắm. Nghèo quá thì ăn khô, tức vắt trong vại ra chấm với nác mắm tỏi, hoặc cheo ăn kèm rau kinh giới là bộ đôi huyền thoại. Đây cò lẹ là món nhiều ngài Nghệ Tịnh nhớ nhít và ám ảnh nhít.
Nếu không thì đem kho với cá. Cá biển hoặc cá rào, cá sông suối chi cụng ngon. Còn nếu có cân cá tràu thì cứ đem nấu cenh chua nha. Cứ gọi là ngon nỏ chịu nổi.
Sau ni giàu hơn, ngài ta mần món nộm nhút mít với thịt ba chỉ, lạc rang, rau thơm… Lai rai với tí riệu Nghệ Tịnh nựa thì thôi rồi Lượm ơi…
Ngái ngôi chi mà anh nỏ về
Hay là vì anh chê quê em nghèo đói
Hay anh chê em vụng về câu nói
Đất Thanh Chương nhút mặn chua cà
Chắc có lẽ rứa mà anh chê
Chắc có lẽ rứa mà anh nỏ về…
>>>Xem thêm: 6 loại trấy gọi tên tuổi thơ người Nghệ Tĩnh
Tác giả: NGHỆ NGỮ
Tags: về xứ nghệ ăn gì
Ý kiến bạn đọc
Đăng ký thành viên
Bài viết xem nhiều
-
Sức thuốc hay xức thuốc đúng? Phân biệt sức hay xức
-
Giòn giã hay ròn rã hay dòn dã viết đúng chính tả tiếng Việt?
-
Gáng hay ráng? Gáng lên hay ráng lên? Ráng sức hay gáng sức?
-
Viết tỷ hay tỉ đồng đúng? Khi nào viết tỉ hay tỷ?
-
Tỉ mỉ hay tỷ mỷ đúng? Nên viết i ngắn hay y dài hay hơn?
-
Chịu nổi hay chịu nỗi? Chịu không nổi hay chịu không nỗi?
-
Chọn vẹn hay trọn vẹn đúng chính tả? Phân biệt trọn & chọn
-
Phân biệt dồ hay rồ, bị dồ hay bị rồ, phát rồ hay phát dồ?
-
Rứa thâu là gì trong tiếng Nghệ? Ví dụ về từ rứa thâu
-
Top 5+ địa chỉ thuê xe máy ở Hà Tĩnh tốt và có giá rẻ nhất
-
Lý thuyết hay lí thuyết? Lý luận hay lí luận viết đúng?