Cười ngã nghiêng hay ngả nghiêng? Nghiêng ngả hay nghiêng ngã?
Nhầm lẫn dấu hỏi và dấu ngã là lỗi thường gặp với nhiều người. Như trường hợp cười ngã nghiêng hay ngả nghiêng, nghiêng ngả hay nghiêng ngã? Tìm hiểu chi tiết cùng Nghệ ngữ nhé!

1. Cười ngã nghiêng hay ngả nghiêng?
Với thắc mắc này, trước hết bạn đọc cần nhớ viết cười ngả nghiêng - ngả viết dấu hỏi mới đúng chính tả nhé. Còn viết cười ngã nghiêng như nhiều Tiktoker, Facebooker... là sai. Đây là nhầm lẫn ngả hay ngã mà chúng tôi từng đề cập trước đó.
Cụ thể hơn, từ điển tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học ghi nhận từ "ngả nghiêng" có 2 nghĩa sau:
-
Là động từ có nghĩa "ngả sang bên này rồi lại nghiêng sang bên kia một cách liên tục". Ví dụ: cây tre ngả nghiêng theo gió, thế nước ngả nghiêng
-
Là động từ có nghĩa "không giữ vững được ý chí, dễ thay đổi khi gặp khó khăn, trở lực". Ví dụ: tư tưởng dễ ngả nghiêng, dao động
Ngoài ra, theo tra cứu của chúng tôi, từ "ngả nghiêng" cũng xuất hiện trên rất nhiều từ điển uy tín như: Từ điển - Lê Văn Đức, Từ điển mở - Hồ Ngọc Đức, Đại Từ điển Tiếng Việt, Từ điển - Nguyễn Lân, Từ điển - Thanh Nghị, Từ điển Khai Trí... Còn từ "ngã nghiêng" thì không được ghi nhận trong bất cứ từ điển nào.
Như vậy, "cười ngả nghiêng" có thể hiểu là "cười liên tục, cười một cách sáng khoái, không dừng lại được.
Tuy nhiên, như đề cập ở trên, từ "ngả nghiêng" đang bị viết sai thành "ngã nghiêng" ở rất nhiều bài viết trên báo chí, mạng xã hội. Dưới đây là ví dụ dùng đúng, dùng sai mà Nghệ ngữ tổng hợp lại.
Ngả nghiêng - Viết đúng chính tả ✅:
-
Hoài Linh khiến khán giả Đà Nẵng cười ngả nghiêng
-
Trò bịt mắt bắt vịt, bắt lợn khiến khán giả cười ngả nghiêng
-
Người mẫu catwalk với đầm ngả nghiêng, lộn ngược
Ngã nghiêng - Viết sai chính tả ❌:
-
MC Quốc Bảo đọc thơ khiến khán giả cười ngã nghiêng (Báo PLO)
-
Ngã nghiêng cho đời ngẩn ngơ.
-
Ngã nghiêng cơn mê chiều.
2. Viết nghiêng ngả hay nghiêng ngã?
Với trường hợp này thì bạn đọc lưu ý: Cả nghiêng ngả và nghiêng ngã đều đúng. Cụ thể hơn:
-
Từ "nghiêng ngả" đồng nghĩa với "ngả nghiêng" như giải thích ở trên.
-
Từ "nghiêng ngã" có được ghi nhận với nghĩa "nghiêng và ngã đổ" trong Từ điển - Lê Văn Đức.
Tuy nhiên, ngày nay từ "nghiêng ngã" ít được sử dụng và một số từ điển không ghi nhận từ này. Vì thế nên bạn đọc cũng hạn chế sử dụng.
Kết lại, khi thắc mắc viết cười ngã nghiêng hay ngả nghiêng thì bạn đọc hãy viết là cười ngả nghiêng - ngả viết dấu hỏi nha. Nếu còn thắc mắc khác bạn hãy xem thêm ở chuyên mục Hỏi đáp tiếng Nghệ nhé!
Ý kiến bạn đọc
Đăng ký thành viên
Bài viết xem nhiều
-
Nữa hay nửa? Nữa ngày hay nửa ngày? Một nữa hay một nửa?
-
Xài xể hay sài sể hay sài xể đúng? Nghĩa của từ này là gì?
-
Viết dỡn hay giỡn mới đúng chính tả tiếng Việt?
-
Giương đông kích tây hay dương đông kích tây? Phân biệt dương & giương
-
Đặt biệt hay đặc biệt đúng? Phân biệt đặt hay đặc
-
Viết cực kỳ hay cực kì? Cực kì hấp dẫn hay cực kỳ hấp dẫn?
-
Đía là gì? Nói đía, nhìn đía, bịa đía nghĩa là sao?
-
Viết xếp chồng hay xếp trồng? Chồng lên nhau hay trồng lên nhau?
-
Bản hay bảng? Bản tin hay bảng tin? Bản mạch hay bảng mạch?
-
Viết kỳ nghỉ hay kì nghỉ? Dùng i ngắn hay y dài phù hợp hơn?
-
Viết tắc trách hay tất trách mới đúng chính tả tiếng Việt?