Viết đến nổi hay đến nỗi đúng? Mẹo phân biệt nổi và nỗi
Việc nhầm lẫn dấu hỏi và dấu ngã là điều thường gặp với rất nhiều người. Như trường hợp này thì viết đến nổi hay đến nỗi? Mời bạn cùng Nghệ ngữ tìm hiểu chi tiết nha!

1. Viết đến nổi hay đến nỗi?
Khác với các trường hợp không nỗi hay không nổi, nông nỗi hay nông nổi thì trường hợp này viết đến nỗi - viết dấu ngã mới đúng chính tả tiếng Việt.
Cụ thể, từ "đến nỗi" được ghi nhận trong hàng loạt từ điển uy tín như sau:
-
Từ điển - Lê Văn Đức ghi nhận "đến nỗi" như "đến đỗi" với nghĩa "tới tình trạng quá lắm".
-
Đại Từ điển Tiếng Việt ghi nhận "đến nỗi" với nghĩa "đến mức trở nên không bình thường, vì ở mức độ quá cao" và "có mức độ tệ hại (thường dùng với ý phủ định)".
-
Từ điển - Nguyễn Lân ghi nhận "đến nỗi" với nghĩa "tới mức" và "khiến cho phải chịu".
-
Từ điển - Thanh Nghị, Từ điển - Việt Tân ghi nhận với nghĩa "cho tới mức".
-
Từ điển tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học ghi nhận với 2 nghĩa "đến mức dẫn đến một điều nào đó không bình thường (nêu ra để nhấn mạnh mức độ cao)" và "ở vào tình trạng không hay nào đó đến mức đáng lấy làm tiếc, làm buồn".
Cụ thể hơn, bạn đọc có thể xem các ví dụ dùng từ "đến nỗi" như sau:
-
Sợ đến nỗi chết ngất
-
Xấ đến nỗi ma chê quỷ hờ un
-
Trông bề ngoài cũng không đến nỗi nào
-
Bận đến nỗi không có thời gian thăm bạn
-
Làm gì mà đến nỗi phải quy luỵ thế?
2. Khi nào viết nổi hoặc nỗi?
Câu hỏi đặt ra lúc này là: Khi nào viết nổi (dấu hỏi) và khi nào viết nỗi (dấu ngã). Dưới đây là tổng hợp của chuyên mục Hỏi đáp tiếng Nghệ:
-
Nổi: Chịu nổi, rảnh rỗi sinh nông nổi, chịu không nổi, hiểu nổi, kham nổi, nổi loạn, nổi bật, trôi nổi...
-
Nỗi: Nỗi niềm, nỗi lòng, nỗi buồn, nỗi đau...
Kết lại, khi thắc mắc viết đến nổi hay đến nỗi thì bạn đọc nhớ viết đến nỗi - viết dấu ngã mới đúng nhé. Nếu còn thắc mắc khác bạn hãy nhắn tin qua Facebook tiếng Nghệ nha!
Viết bởi www.nghengu.vn
Ý kiến bạn đọc
Đăng ký thành viên
Bài viết xem nhiều
-
Viết xà quầng hay xà quần đúng? Nghĩa cụ thể là gì?
-
Dóng hàng hay gióng hàng? Khi nào viết gióng hay dóng?
-
Viết thứ bảy hay thứ bẩy? Bảy mươi hay bẩy mươi? Bảy hay bẩy?
-
Quài hay hoài? Hoài luôn hay quài luôn mới đúng chính tả?
-
Viết chỉ trỏ hay chỉ chỏ đúng? Phân biệt trỏ và chỏ
-
Nước chảy xiết hay chảy siết mới đúng chính tả?
-
Viết rụt rè hay dụt dè, rè rặt hay dè dặt? Phân biệt rè và dè
-
Điều hay đều? Biết đều hay biết điều? Điều có hay đều có?
-
Sục là gì trên Facebook? Nên hiểu nghĩa sao cho đúng?
-
Viết sắp nhỏ hay xấp nhỏ mới đúng chính tả? Nghĩa là gì?
-
Nhớ man mán hay mang máng? Nghĩa cụ thể là gì?