Mích lòng hay mất lòng hay mếch lòng mới đúng?

1. Viết mích lòng hay mất lòng hay mếch lòng đúng?
Trước tiên, cần khẳng định cả 3 từ mích lòng, mất lòng, mếch lòng đều viết đúng chính tả và được ghi nhận trong nhiều từ điển.
Cụ thể, từ "mích lòng", "mếch lòng" được ghi nhận có cùng một nghĩa trong các từ điển sau:
-
Từ điển - Lê Văn Đức ghi nhận với nghĩa "không vừa lòng".
-
Từ điển mở - Hồ Ngọc Đức ghi nhận với nghĩa "trái ý vì một điều xúc phạm đến mình".
-
Đại Từ điển Tiếng Việt ghi nhận với nghĩa "không vừa lòng, có ý tự ái".
-
Từ điển - Nguyễn Lân, Từ điển - Thanh Nghị, Từ điển - Việt Tân,Từ điển - Khai Trí đều ghi nhận với nghĩa "không được vừa lòng", "không vui lòng".
-
Từ điển tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học ghi nhận với nghĩa "có điều không vừa lòng, vì cảm thấy bị chạm tự ái (trong quan hệ giữa những người ít nhiều có sự gần gũi, nhưng thường không phải là thân thiết ruột thịt)".
Còn từ "mất lòng" được ghi nhận trong các từ điển sau:
-
Từ điển - Lê Văn Đức ghi nhận với nghĩa "nghịch ý, không bằng lòng".
-
Từ điển mở - Hồ Ngọc Đức ghi nhận với nghĩa "làm cho người ta giận".
-
Đại Từ điển Tiếng Việt ghi nhận với nghĩa "làm cho không bằng lòng, không hài lòng".
-
Từ điển - Nguyễn Lân, Từ điển - Việt Tân ghi nhận với nghĩa "làm cho người ta giận mình".
-
Từ điển tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học ghi nhận với nghĩa "làm cho người khác không bằng lòng, không hài lòng vì một hành vi, thái độ không phải nào đó".
2. Mích lòng, mếch lòng và mất lòng có đồng nghĩa không?
Theo các từ điển kể trên thì cả 3 từ mích lòng, mếch lòng và mất lòng đều đồng nghĩa. Ngoài ra, còn có từ "phật lòng" cũng có nghĩa tương tự.
Tuy nhiên, trên thực tế, mích lòng/mếch lòng và mất lòng không đồng nghĩa hoàn toàn. Nói cách khác thì cách dùng những từ này khác nhau như trường hợp bảo đảm hay đảm bảo:
-
Mích lòng, mếch lòng: Có điều không vừa lòng, vì cảm thấy bị chạm tự ái (ở mức độ nhẹ)
-
Mất lòng: Không bằng lòng, không hài lòng, giận (ở mức độ cao)
Ví dụ, chúng ta có thể viết "mất lòng dân", chứ không thể viết "mếch lòng dân, mích lòng dân". Như vậy, mặc dù có nghĩa gần tương đồng nhưng tùy ngữ cảnh mà chúng ta sử dụng những từ này cho phù hợp.
Kết lại, mích lòng hay mất lòng hay mếch lòng đều đúng chính tả, gần đồng nghĩa nhưng không thể sử dụng thay thế hoàn toàn trên thực tế bạn nha. Nếu còn thắc mắc khác bạn hãy xem thêm ở chuyên mục Hỏi đáp tiếng Nghệ nhé!
Ý kiến bạn đọc
Đăng ký thành viên
Bài viết xem nhiều
-
Nữa hay nửa? Nữa ngày hay nửa ngày? Một nữa hay một nửa?
-
Xài xể hay sài sể hay sài xể đúng? Nghĩa của từ này là gì?
-
Viết dỡn hay giỡn mới đúng chính tả tiếng Việt?
-
Giương đông kích tây hay dương đông kích tây? Phân biệt dương & giương
-
Đặt biệt hay đặc biệt đúng? Phân biệt đặt hay đặc
-
Viết cực kỳ hay cực kì? Cực kì hấp dẫn hay cực kỳ hấp dẫn?
-
Đía là gì? Nói đía, nhìn đía, bịa đía nghĩa là sao?
-
Viết xếp chồng hay xếp trồng? Chồng lên nhau hay trồng lên nhau?
-
Bản hay bảng? Bản tin hay bảng tin? Bản mạch hay bảng mạch?
-
Viết kỳ nghỉ hay kì nghỉ? Dùng i ngắn hay y dài phù hợp hơn?
-
Viết tắc trách hay tất trách mới đúng chính tả tiếng Việt?