Quá giang hay hóa giang đúng? Nghĩa của phương ngữ này là gì?

1. Viết quá giang hay hóa giang là đúng?
Như đề cập ở trên, viết quá giang là đúng chính tả, đây là một phương ngữ Nam bộ, được dùng rất phổ biến trong đời sống. Còn viết hóa giang là sai, do nhầm lẫn quá/hóa - 2 từ có cách phát âm gần giống nhau.
Cụ thể, "quá giang" được ghi nhận trong rất nhiều từ điển như sau:
-
Từ điển - Lê Văn Đức ghi nhận với nghĩa "qua sông" và "đón xe giữa đường để đi".
-
Từ điển mở - Hồ Ngọc Đức ghi nhận với các nghĩa "đi đò ngang" và "rầm nhà bắc ngang từ tường nọ sang tường kia".
-
Đại Từ điển Tiếng Việt ghi nhận với 3 nghĩa "đi đò ngang", "đi nhờ một phương tiện vận tải nào đó" và "rầm nhà bắc ngang từ tường nọ sang tường kia".
-
Các Từ điển - Nguyễn Lân, Từ điển - Thanh Nghị, Từ điển - Việt Tân, Từ điển - Khai Trí đều ghi nhận từ "quá giang" với các nghĩa như trên.
-
Ngoài ra, từ điển tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học cũng ghi nhận từ "quá giang" là danh từ với nghĩa "rầm để đỡ mái nhà, bắc ngang từ tường bên nọ sang tường bên kia"; động từ với nghĩa "đi đò ngang qua sông" và "đi nhờ một phương tiện vận tải nào đó".
Ngày nay, từ "quá giang" thường được dùng với nghĩa "đi nhờ một phương tiện vận tải nào đó". Ví dụ:
-
Cho quá giang một đoạn
-
Đi quá giang
-
Vẫy xe xin quá giang
2. Điều độc đáo của từ quá giang của người Nam bộ
Theo tìm hiểu của Nghệ ngữ, trong tự điển Đại Nam Quấc Âm Tự Vị của Huỳnh Tịnh Của ghi về "quá giang" như sau:
-
過 Quá: Qua, khỏi, lỗi lầm, lầm lẫn .
-
江 Giang: Sông.
Như vậy, từ quá giang có nghĩa gốc là "qua sông", sau đó biến đổi thành đi nhờ đò, thuyền để sang sông. Sau này, khi xã hội phát triển, phương tiện đi lại nhiều loại, thì từ "quá giang" được hiểu là xin đi nhờ các phương tiện khác.
Thêm một điều thú vị trong phương ngữ Nam bộ, vốn gắn với sông nước nên cách gọi cũng thú vị: Xe khách thì gọi xe đò, vách ngăn trên đường bộ thì gọi con lươn...
Như vậy, khi thắc mắc viết quá giang hay hóa giang thì bạn đọc nhớ viết quá giang - tức đi nhờ một phương tiện vận tải nào đó nhé. Nếu còn thắc mắc khác bạn hãy nhắn tin qua Facebook tiếng Nghệ nha!
Ý kiến bạn đọc
Đăng ký thành viên
Bài viết xem nhiều
-
Viết xà quầng hay xà quần đúng? Nghĩa cụ thể là gì?
-
Dóng hàng hay gióng hàng? Khi nào viết gióng hay dóng?
-
Viết thứ bảy hay thứ bẩy? Bảy mươi hay bẩy mươi? Bảy hay bẩy?
-
Quài hay hoài? Hoài luôn hay quài luôn mới đúng chính tả?
-
Viết chỉ trỏ hay chỉ chỏ đúng? Phân biệt trỏ và chỏ
-
Nước chảy xiết hay chảy siết mới đúng chính tả?
-
Viết rụt rè hay dụt dè, rè rặt hay dè dặt? Phân biệt rè và dè
-
Điều hay đều? Biết đều hay biết điều? Điều có hay đều có?
-
Sục là gì trên Facebook? Nên hiểu nghĩa sao cho đúng?
-
Viết sắp nhỏ hay xấp nhỏ mới đúng chính tả? Nghĩa là gì?
-
Nhớ man mán hay mang máng? Nghĩa cụ thể là gì?