Dư giả hay dư dả viết đúng? Cách phân biệt giả hay dả
Dư giả hay dư dả viết đúng chính tả? Đáp án là dư dả nhé! Cùng Nghệ ngữ tìm hiểu dư dả nghĩa là gì và cách phân biệt giả hay dả ngay!
1. Dư giả hay dư dả viết đúng?
Như Nghệ ngữ đề cập ở trên, trong 2 từ dư giả hay dư dả thì dư dả viết đúng chính tả, còn dư giả viết sai nhé. Đây là cụm từ có d/gi thường dùng sai tương tự như dữ tợn hay giữ tợn, gì hay gì...
Cụ thể trong từ điển tiếng Việt, dư dả là tính từ có nghĩa "có thừa, so với mức cần thiết của đời sống vật chất". Từ này thường được dùng trong các ngữ cảnh ví dụ: tiền bạc dư dả, ăn tiêu dư dả... Dư dả đồng nghĩa với dư dật, dư thừa và trái nghĩa với thiếu thốn.
Trên báo chí, chúng ta thấy từ dư dả được dùng khá nhiều. Ví dụ ở Tuổi trẻ Online, bạn đọc thấy các bài viết sau:
-
TP.HCM: 'Vắc xin nhà nước' hụt hơi, vắc xin dịch vụ dư dả
-
Sau này dư dả, đổi tay vaccine khác được không?
-
Thủ tướng: Bảo đảm lương thực dư dả cho 100 triệu dân
-
Dư dả nhờ... nghĩa trang
Như vậy, khi thắc mắc dư dả hay dư giả thì bạn đọc nhớ viết dư dả (d) nhé!
>>>Xem thêm:
2. Dư giả là gì?
Về nghĩa, dư dả là tính từ có nghĩa "có thừa, so với mức cần thiết của đời sống vật chất". Trong đó, "dư" là một từ gốc Hán nghĩa là “thừa ra". Còn “dả" thì không thấy xuất hiện trong các từ điển hiện này, rất có thể từ "dả" là một yếu tố láy mà thôi.
Ngày nay, dư dả còn được dùng trong nhiều ngữ cảnh với nghĩa là "nhiều". Ví dụ nói dư dả thời gian (nhiều thời gian, thoải mái để làm việc gì đó)...
Cũng thông tin thêm đến bạn đọc, một số tài liệu cũng từng ghi nhận có từ "dư giả" với nghĩa "cái dư còn lại". Tuy nhiên, các tài liệu này đều ghi nhận dư giả là biến âm của dư dả. Ngoài ra, hiện nay các từ điển tiếng Việt hiện tại không còn đề cập "dư giả" - nên xem đây là từ viết sai nha.
3. Cách phân biệt giả hay dả
Trên thực tế, không chỉ có dư giả hay dư dả khiến nhiều người nhầm lẫn mà khi viết gi/d của các từ như: Dao động hay giao động, để dành hay để giành, mưa giông hay mưa dông... cũng có nhiều ý kiến khác nhau.
Để phân biệt bạn đọc nên dả hay giả, bạn đọc nên nhớ 2 điều sau:
-
Dả: Từ không có nghĩa nếu đứng một mình.
-
Giả: Từ có 3 nghĩa gồm: (1) không phải thật mà là được làm ra với bề ngoài giống như thật, thường để đánh lừa (hàng giả, tiền giả); (2) làm như thật để người ta tưởng là thật (giả nghèo giả khổ); (3) là phương ngữ có nghĩa là trả (giả tiền)
Hoặc bạn đọc phân biệt theo bảng mà Hỏi đáp tiếng Nghệ đã tổng hợp sau nhé!
Thắc mắc thường gặp |
Cách viết đúng |
dư giả hay dư giả |
dư giả |
giả dối hay dả dối |
giả dối |
cãi giả hay cãi dả |
cãi vã (miền Nam nói thành cãi giả) |
dóng dả hay gióng giả |
gióng giả |
dả dối hay giả dối |
giả dối |
giả đồ hay dả đồ |
giả đồ (trả lại đồ cho người khác) |
giả bộ hay dả bộ |
giả bộ |
giả tạo hay dả tạo |
giả tạo |
giả cầy hay dã cầy |
giả cầy |
giả tiền hay dả tiền |
giả tiền (trả lại tiền cho người khác) |
giả trân hay dã trân |
giả trân |
4. Một số ví dụ dùng đúng/sai của từ dư dả
Trên thực tế, có rất nhiều người nhầm lẫn dư dả hay dư giả. Dưới đây là ví dụ cụ thể.
Ví dụ |
Viết đúng |
Viết sai |
Tiền bạc dư dả |
✅ |
|
Ai mới là người dư giả |
|
❌ |
Dư dả thời gian |
✅ |
|
Cuộc sống dư giả |
|
❌ |
Kết lại, khi thắc mắc dư giả hay dư dả thì bạn đọc nhớ viết dư dả mới đúng nhé. Ngoài ra bạn cần phân biệt dả hay giả theo từng ngữ cảnh mà Nghệ ngữ đề cập ở trên nha!
Tổng hợp bởi www.nghengu.vn
Ý kiến bạn đọc
Đăng ký thành viên
Bài viết xem nhiều
-
Sức thuốc hay xức thuốc đúng? Phân biệt sức hay xức
-
Giòn giã hay ròn rã hay dòn dã viết đúng chính tả tiếng Việt?
-
Viết tỷ hay tỉ đồng đúng? Khi nào viết tỉ hay tỷ?
-
Tỉ mỉ hay tỷ mỷ đúng? Nên viết i ngắn hay y dài hay hơn?
-
Chịu nổi hay chịu nỗi? Chịu không nổi hay chịu không nỗi?
-
Chọn vẹn hay trọn vẹn đúng chính tả? Phân biệt trọn & chọn
-
Phân biệt dồ hay rồ, bị dồ hay bị rồ, phát rồ hay phát dồ?
-
Rứa thâu là gì trong tiếng Nghệ? Ví dụ về từ rứa thâu
-
Lý thuyết hay lí thuyết? Lý luận hay lí luận viết đúng?
-
Top 5+ địa chỉ thuê xe máy ở Hà Tĩnh tốt và có giá rẻ nhất
-
Đăng ký hay đăng kí là đúng? Nên viết i ngắn hay y dài?