Đọc giả hay độc giả viết đúng? Tại sao gọi là độc giả?
Đọc giả hay độc giả viết đúng chính tả? Đáp án là độc giả viết đúng nhé. Cùng tìm hiểu lý do tại sao gọi là độc giả ngay sau đây nhé!
1. Đọc giả hay độc giả viết đúng?
Đọc giả hay độc giả viết đúng chính tả? Đáp án là độc giả viết đúng chính tả, còn đọc giả viết sai chính tả nhé! Điều này chúng tôi đã ghi rõ ở bài viết Top những từ tiếng Việt dễ sai chính tả nhé.
Cụ thể, theo các từ điển tiếng Việt thì chỉ ghi nhận từ độc giả là danh từ với nghĩa "người đọc sách báo, trong quan hệ với tác giả, nhà xuất bản, cơ quan báo chí, thư viện". Ví dụ: Báo Tuổi trẻ đã nhận được thư góp ý của độc giả, sách được tái bản theo yêu cầu của độc giả...
Hiểu đơn giản, độc giả là người đọc, bạn đọc. Đây là từ Hán Việt, nên được sử dụng nhiều trên các phương tiện truyền thông để thể hiện sự trang trọng. Ví dụ, ở báo VNexpress, bạn đọc thấy từ "độc giả" được dùng như sau:
-
Độc giả trúng thưởng tuần 2 bình chọn Sáng kiến Khoa học
-
Ngày Sách và Văn hóa đọc nhiều ưu đãi cho độc giả
-
Bernard Werber: 'Nhà văn nên đánh thức suy nghĩ của độc giả'
-
Độc giả chen chân tham quan đường sách Thủ Đức
-
Nhà văn Makenzy Orcel giao lưu độc giả Việt
>>>Xem thêm: Rộng rải hay rộng rãi viết đúng?
2. Tại sao gọi là độc giả mà không phải đọc giả?
Ở trên chúng ta đã biết đọc giả hay độc giả thì độc giả viết chính xác. Câu hỏi đặt ra là tại sao gọi là độc giả? Sự khác biệt giữa độc giả và đọc giả là gì?
Thưa với bạn đọc, độc giả là từ Hán Việt. Trong đó, "độc" có nghĩa là "đọc", còn "giả" có nghĩa là "người". Như vậy, độc giả kết hợp thành nghĩa người đọc, bạn đọc...
Còn từ đọc giả nếu hiểu theo nghĩa "người đọc, bạn đọc" sẽ không hợp lý. Lý do là từ "đọc" là từ thuần Việt, còn "giả" là Hán Việt. Chúng ta không thể ghép 2 từ này với nhau mà cần tuân thủ đúng quy tắc: từ Hán Việt đi với từ Hán Việt.
Như vậy, giữa độc giả và đọc giả thì chỉ có độc giả là viết chính xác.
>>>Tìm hiểu thêm các thắc mắc khác về tiếng Nghệ, tiếng Việt tại đường Link này!
3. Đặt câu với từ độc giả
Độc giả là danh từ, để đặt câu với từ này bạn đọc tham khảo các ví dụ sau nha:
-
Độc giả thân mến, chúng tôi xin thông báo rằng cuộc thi đã bắt đầu.
-
Báo Tuổi trẻ có 30 triệu độc giả hàng tháng.
-
Độc giả Nguyễn Văn A trúng thưởng một chiếc điện thoại.
-
Anh ấy là một độc giả cuồng nhiệt.
-
Hàng triệu độc giả mua sách của tôi mỗi năm.
-
Số lượng độc giả của các báo đang giảm sút.
Kết lại, khi thắc mắc đọc giả hay độc giả thì bạn đọc nhớ độc giả viết đúng chính tả nhé! Nếu còn thắc mắc nào khác mời bạn nhắn tin qua Fanpage tiếng Nghệ nha!
Tổng hợp bởi www.nghengu.vn
Ý kiến bạn đọc
Đăng ký thành viên
Bài viết xem nhiều
-
Lười nhác hay lười nhát viết đúng? Phân biệt nhát và nhác
-
Cách phân biệt xong hay song chính xác nhất
-
Ngành hay nghành là đúng? Khi nào viết ng hay ngh?
-
Tỉ lệ hay tỷ lệ là đúng? Cách viết nào chính xác hơn?
-
Mặc khác hay mặt khác từ nào đúng chính tả tiếng Việt?
-
Sổng chuồng hay xổng chuồng? Viết sổng hay xổng là đúng chính tả?
-
Gởi hay gửi? Kính gửi hay kính gởi? Cách phân biệt gởi và gửi
-
Dời lịch hay rời lịch đúng chính tả? Cách phân biệt dời hay rời
-
7 bài thơ ngắn hay về triết lý cuộc sống của tác giả Thái Bá Tân
-
Cập nhật số điện thoại, giá cước Taxi Hồng Lĩnh Hà Tĩnh mới nhất
-
Chân quý hay trân quý viết đúng? Mẹo phân biệt chân hay trân