Nhớ man mán hay mang máng? Nghĩa cụ thể là gì?
Nhớ man mán hay mang máng? Đáp án là viết/nói nhớ mang máng mới đúng bạn nha. Cùng tìm hiểu nghĩa chi tiết ngay sau đây!

1. Nhớ man mán hay mang máng?
Khi nói "nói nhớ không được đích xác" thì viết là "nhớ man mán hay mang máng"? Đáp án là viết/nói nhớ mang máng là đúng chính tả, còn man mán là sai, không có nghĩa. Đây là lỗi nhầm lẫn do phát âm như trường hợp bắt cầu hay bắc cầu...
Cụ thể, từ "mang máng" được ghi nhận trong rất nhiều từ điển như sau:
-
Từ điển - Lê Văn Đức, Từ điển mở - Hồ Ngọc Đức và Đại Từ điển Tiếng Việt ghi nhận "mang máng" là "Lơ mơ, không chắc chắn trong nhận thức" và "Hiểu biết hay nhớ một cách lơ mơ, không thật rõ ràng". Ví dụ: chỉ mang máng là gặp nó ở đâu rồi.
-
Từ điển - Việt Tân ghi nhận "mang máng" là "nói nhớ không được đích xác". Ví dụ: Nhớ mang máng có người mượn sách.
-
Từ điển - Thanh Nghị ghi nhận "mang máng" là "Phỏng chừng không rõ ràng lắm". Ví dụ: Tôi chỉ nhớ mang-máng.
-
Từ điển tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học ghi nhận "mang máng" là "(nhận thức) có phần lờ mờ, không được rõ lắm, không thật chính xác" hoặc "(Khẩu ngữ, Ít dùng) hiểu, nhớ một cách lờ mờ, không thật chính xác".
Như vậy, viết/nói nhớ mang máng mới đúng chính tả tiếng Việt.
2. Ví dụ dùng từ mang máng
Trên mạng xã hôi, rất nhiều người nhầm lẫn giữa man mán hay mang máng. Dưới đây là ví dụ cụ thể để bạn đọc dễ phân biệt:
Mang máng - Viết đúng chính tả ✅:
-
Chỉ biết mang máng ông này là chủ nô
-
Mang máng là đã gặp nó ở đâu rồi
-
Tôi nhớ mang máng có nhà học giả định nghĩa rằng vũ trụ là không gian và thời gian.
-
Chỉ mang máng hình như mình thiếp đi vào lúc đầu buổi.
Man mán - Viết sai chính tả ❌:
-
Mình tìm truyện mà mình đọc lâu rồi, nhớ man mán là
-
Hồi nhỏ hay nghe bà đọc bài vè nói ngược, nhớ man mán
-
Tôi không chắc lắm nhưng chỉ nhớ man mán là vậy
Như vậy, viết/nói nhớ mang máng, nghe mang máng mới đúng chính tả bạn đọc nha. Nếu còn thắc mắc bạn hãy nhắn tin qua Facebook tiếng Nghệ để được giải đáp nhé!
Viết bởi www.nghengu.vn
Ý kiến bạn đọc
Đăng ký thành viên
Bài viết xem nhiều
-
Nắm được hay lắm được? Nắm bắt hay lắm bắt? Phân biệt nắm & lắm
-
Viết li ti hay ly ti đúng? Nên viết i ngắn hay y dài hay hơn?
-
Viết di dỉ dì di hay gi gỉ gì gi mới đúng chính tả?
-
Nữa hay nửa? Nữa ngày hay nửa ngày? Một nữa hay một nửa?
-
Viết hoan hỷ hay hoan hỉ sẽ hay, phù hợp hơn?
-
Khúc mắc hay khuất mắc hay khúc mắt từ nào đúng chính tả?
-
Xài xể hay sài sể hay sài xể đúng? Nghĩa của từ này là gì?
-
Tuýp người hay típ người? Phân biệt tuýp hay típ
-
Viết dãy hay giãy? Giãy đành đạch hay dãy đành đạch?
-
Sàm sỡ hay xàm sỡ hay xàm xỡ? Nên viết từ nào phù hợp?
-
Viết dỡn hay giỡn mới đúng chính tả tiếng Việt?