Trộm vía là gì? Tại sao phải nói trộm vía? Có phải tiếng Nghệ?
Trộm vía là gì? Tại sao phải nói trộm vía? Trộm vía trẻ con là gì? Cùng tìm hiểu các nghĩa chi tiết và cách dùng từ trộm vía ngay nhé!
1. Trộm vía là gì?
Trộm vía là gì? Thưa bạn đọc, theo nghĩa gốc ghi nhận trên từ điển tiếng Việt thì từ trộm vía là khẩu ngữ, đồng nghĩa với trộm phép có nghĩa "tổ hợp dùng chêm vào trong câu, biểu thị ý khiêm nhường rằng việc làm của mình vốn là chưa được phép của người nào đó, mà mình muốn tỏ ý kính nể".
Ví dụ, người xưa hay nói: vì cấp bách nên tôi đã trộm vía anh giải quyết rồi! Để thể hiện sự khiêm nhường trước việc làm mình chưa được phép.
Tuy nhiên, ngày nay, khi nói trộm vía thường được hiểu là "lời mở đầu khi nói lời khen sức khoẻ trẻ nhỏ để tránh cho lời khen khỏi chạm vía và thành điềm gở, theo quan niệm dân gian". Ví dụ chúng ta nói:
-
Trộm vía cháu đáng yêu quá!
-
Trộm vía cháu kháu quá!
-
Trộm vía bé xinh quá!
Hoặc từ trộm vía còn được dùng để khen một ai đó. Ví dụ, giới trẻ ngày nay nói "trộm vía, chị xinh thế".
Vì có nhiều nghĩa, nên tiếng Nghệ đã tổng hợp bảng sau để bạn đọc tiện tham khảo khi cần tìm hiểu trộm vía nghĩa là gì nhé!
Thường dùng |
Nghĩa |
trộm vía nghĩa gốc |
thể hiện sự khiêm nhường, kính nể |
trộm vía trẻ sơ sinh là gì |
cách nói để tránh cho lời khen khỏi chạm vía và thành điềm gở |
trộm vía bán hàng là gì |
cách nói tránh cho lời khen thành điềm gở trong buôn bán |
trộm vía đông khách |
một kiểu nói tránh, cầu mong luôn đông khách |
trộm vía da đẹp là gì |
Một kiểu khen ngợi |
2. Tại sao phải nói trộm vía?
Ở trên chúng ta đã biết trộm vía là gì theo từng nghĩa với từng ngữ cảnh. Vậy tại sao phải nói trộm vía?
Điều này xuất phát từ quan niệm dân gian, chúng ta ai cũng có đủ hồn vía mới thành người được. Đặc biệt, với trẻ sơ sinh thì ví sẽ do các đấng tối cao cai quản, giám sát vì thế mọi lời nói đến trẻ đều có thể ảnh hưởng trực tiếp đến vía.
Trong khi đó, phong tục Việt Nam chúng ta hễ ai sinh nở là đều đến thăm và mừng, khen ngợi, động viên. Lúc này, để tránh việc "phạm vía" trẻ em (khiến trẻ ốm đau, còi cọc, kém ăn...) thì họ sẽ nói "trộm vía cháu bụ bẫm quá", "trộm vía cháu kháu khỉnh thế"...
Nói cách khác, việc chúng ta nói "trộm vía" cũng là cách nói tránh rủi ro, bất lợi cho người nhận lời khen (trẻ em, bán hàng...). Việc nói trộm vía đi trước câu khen ngợi giúp chúng ta yên tâm, thoải mái nói lời hay ý đẹp mà không sợ những điều rủi xảy đến với họ.
>>>Xem thêm: Mi nhon là gì trên Tiktok, Facebok?
3. Tiếng Nghệ nói trộm vía là gì?
Trên thực tế, người Nghệ Tĩnh vẫn nói trộm vía khi khen trẻ sơ sinh hoặc khen ai đó nói chung nhằm mục đích kể trên.
Tuy nhiên, có một từ mà người Nghệ dùng nhiều hơn đó là: chém mồm!
Cụ thể, chém mồm là khẩu ngữ, đồng nghĩa với trộm vía thường được dùng với mục đích nói tránh rủi ro, bất lợi cho người nhận lời khen (trẻ em, bán hàng...). Ví dụ cụ thể như sau:
-
Chém mồm cháu hay ăn quá!
-
Chém mồm khách đến quán đông quá
-
Chém mồm cháu kháu khỉnh thế!
Trong khi đó, người miền Nam thì họ sẽ "nói ngược" khi cần khen trẻ hoặc ai đó! Ví dụ người miền Nam sẽ nói:
-
Em bé ghét dễ sợ
-
Nhìn nết ăn xấu quá nha
-
Da dẻ nhìn đen nhẻm à
Kết lại, trộm vía có thể xem là cách nói tránh, là lời mở đầu khi nói lời khen sức khoẻ trẻ nhỏ để tránh cho lời khen khỏi chạm vía và thành điềm gở, theo quan niệm dân gian. Nếu còn thắc mắc nào khác, bạn hãy để lại bình luận dưới bài viết này nha!
Tổng hợp bởi Nghengu.vn
Ý kiến bạn đọc
Đăng ký thành viên
Bài viết xem nhiều
-
Sức thuốc hay xức thuốc đúng? Phân biệt sức hay xức
-
Giòn giã hay ròn rã hay dòn dã viết đúng chính tả tiếng Việt?
-
Gáng hay ráng? Gáng lên hay ráng lên? Ráng sức hay gáng sức?
-
Viết tỷ hay tỉ đồng đúng? Khi nào viết tỉ hay tỷ?
-
Tỉ mỉ hay tỷ mỷ đúng? Nên viết i ngắn hay y dài hay hơn?
-
Chịu nổi hay chịu nỗi? Chịu không nổi hay chịu không nỗi?
-
Chọn vẹn hay trọn vẹn đúng chính tả? Phân biệt trọn & chọn
-
Phân biệt dồ hay rồ, bị dồ hay bị rồ, phát rồ hay phát dồ?
-
Rứa thâu là gì trong tiếng Nghệ? Ví dụ về từ rứa thâu
-
Top 5+ địa chỉ thuê xe máy ở Hà Tĩnh tốt và có giá rẻ nhất
-
Lý thuyết hay lí thuyết? Lý luận hay lí luận viết đúng?