Sự tích cá gộ

Thứ sáu - 20/09/2019 19:06
Xoa đầu con - cha kể
Từ xa xưa tục truyền
Có ôông đồ hay trự
Người xứ Nghệ - quê mình

Ông đồ ham họoc lắm
Trự của làng hết rồi
Ông cất đàng lên tỉnh
Tìm thầy toát mồ hôi

Đói cơm còn chịu được
Đói trự thì khổ to
Trong làng cậy tra nói
Phải ra thị thành thôi

Tìm thuê nơi ở trọ
Cùng nhà lắm kẻ giàu
Mình áo nâu chắp vá
Phận nghèo ăn mói rang

Học trự thì ôông giỏi
Nhưng nghèo giấu vô mô?
Nằm vắt tay qua trán
Suốt đêm ôông âu sầu

Hôm sau ôông lẳng lặng
Mượn trăng khuya mần đèn
Lấy một khúc củi nhỏ
Ngồi gọt cả màn đêm

Thế rồi từ khúc củi
Một cân cá ra đời
Một cân cá bằng gộ
To bằng ba ngón tay

Ôông lật ngang lật dọc
Trổ thêm vây thêm vi
Con cá trông như thật
Nhìn qua nỏ biết gì

Lựa một nơi quạnh vắng
Xa tít tận ngoài đồông
Ôông cho rơm bén lửa
Và đem cá lên hơ

Con cá gộ được náng
Toàn thân đã rộm vàng
Lưng trông như cá chép
Bụng lại in cá tràu

Nướng xong đem rang muối
Muối mặn bám đầy vây
Trông xa tưởng cá ướp
Nhìn gần hóa cá kho

Thế rồi từ buổi đó
Cứ bữa cơm hàng ngày
Ông cho thêm nác mắm
Bày cá gỗ ra mâm

Cơm hết cá vẫn còn
Ông toàn chan nác mắm
Bạn bè nỏ ai biết
Xong rồi cá vẫn nguyên

Cứ mỗi lần ăn xong
Nhè lúc ko ai thấy
Ông bọc lá chuối khô
Giấu cá vào trong tráp

Ông ngày càng học giỏi
Không còn ai chê nghèo
Được ăn cơm với cá
Nhà trọ khối ngài ghen

Như cái kim trong túi
Lâu ngày cũng lòi ra
Rồi một bữa vô tình
Bị ngài ta phát hiện

Hôm nớ ôông lơ đãng
Hết sạch lá chuối khô
Ôông vội chạy ra vườn
Bỏ cá nằm trên dịa

Bà chủ trọ đi dọn
Vô tình đánh rơi mâm
Bát đĩa vỡ tung tóe
Cân cá vẫn cứng đờ

Thấy lạ bà nhặt lên
Săm soi nhìn kỹ lắm
Thì ra con cá gỗ
Của ôông đồ miền Trung

Khe khẽ đặt lên bàn
Bà lặng người vào bếp
Ông thầy đồ trở lại
Trong mắt đầy bóng đêm

Từ đó khắp nhà trọ
Chuyện cá gỗ loang xa
Chuyện ông đồ xứ Nghệ
Học giỏi nhưng giấu nghèo

Rồi khoa thi năm ấy
Ông giật lèo Trạng nguyên
Sau làm quan to lắm
Thượng thượng thượng đẳng thần

Ban đêm ngồi luyện trự
Ban ngày giải oan gia
Làm quan mà liêm khiết
Bạc đầu vì thiên thư

Ngày ôông về với đất
Lương dân lập đền thờ
Cái tráp cũ vẫn cất
Cân cá gộ gầy xơ

Sự tích con cá gộ
Là giai thoại mà thôi
Con cố học cho giỏi
Để mai sau thành người

Giọng cha tối hôm đó
Còn đượm ấm đến dừ
Trời đêm bằn bặt gió
Mắt con đầy mộng mơ

Cá gộ ơi, cá gộ
Là người dân đất này
Trầm mình cùng đói khổ
Vẫn thả hồn gió bay

Như bát cà trắng muốt
Mặn mà và giòn tan
Như nước chè xanh đặc
Chát môi lại đậm lòng

Cần cù và học giỏi
Chịu khó lại chăm làm
Trọng nghĩa tình khí khái
Đối đầu cùng gian nan

Cá gộ ơi, cá gộ
Nghe vừa giận vừa thương
Giận một thời giông tố
Bạc mặt vì quê hương

Thương một thời quá khứ
Tự mình với mình thôi
Giấu nghèo như giấu nhục
Đổi đắp khoảng yên bình

Vùng đất của địa linh
Tít tắp chân trời rộng
Những người dân đất này
Chưa ngơi tay chèo chống

Sông đặt tên sông Lam
Mộng trùm xanh biển cả
Núi thì kêu rú Quyết
Chí vững tựa thạch bàn

Ôi! Xứ Nghệ, xứ Nghệ
Đất vàng của xưa sau
Giữa mưa bào nắng phế
Lung linh vẫn giữ màu

Yêu thì thật là yêu
Ghét thì rành là ghét
Những người dân đất này
Không nhùng nhằng khoảng giữa

Người xứ Nghệ có lửa
Tự thuở còn sơ sinh
Muối tẩm vào măng nứa
Thích rau sống bốn mùa

Đã chơi chơi hết mình
Đã làm làm kiệt sức
Thẳng thắn và đẫm tình
Nói xong là hết chuyện

Khi vui nhường bè bạn
Khi buồn chịu một mình
Thời chiến là xung lính
Súng lằm lằm trong tay

Trung thành mà quyết đoán
Tỉnh táo đầy đam mê
Có lỗi thường nhận hết
Được thưởng ít mang về

Không nói thì ngồi im
Đã nói là nói thật
Dối trá chui xuống đất
Vẫn lật đá móc lên

Gìm đầu vào công việc
Vẫn lo toan gia đình
Như người mặc áo gấm
Đi về lẫn vào đêm

Xứ Nghệ ơi, xứ Nghệ
Cực đoan đến vô cùng
Có rừng chen với bể
Buốt lạnh cùng nắng nung

Ai người đi ra bể
Ai người ngược lên rừng
Vẫn đậm chất xứ Nghệ
Nóng nẩy đầy bao dung

Biết ngày mai gạo hết
Sấp mặt xuống luống cày
Rít thuốc lào ăn khói
Trằn mình trả nợ vay

Xứ Nghệ ơi xứ Nghệ
Hiện trình cùng miền Trung
Đã thế và mãi thế
Giữa tháng năm điệp trùng

Bây giờ con cá gỗ
Thong dong giữa đại ngàn
Nghe nói rồi hóa thạch
Lặn vào dòng sông Lam.

>>>Xem thêm: Vì sao gọi là dân cá gỗ?


 

ca go




 

Tác giả: SƯU TẦM

Tổng số điểm của bài viết là: 70 trong 14 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 14 phiếu bầu

  Ý kiến bạn đọc

.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây