Cá gỗ Nghệ An Hà Tĩnh là gì? Vì sao gọi nơi đây là dân cá gỗ?
Cá gỗ là gì? Vì sao gọi cá gỗ Nghệ An? Cá gỗ Hà Tĩnh hoặc dân cá gỗ? Cùng Nghệ ngữ tìm hiểu về giai thoại cá gỗ đi thi ngay sau đây nhé!
1. Cá gỗ là gì?
Cá gỗ Nghệ An, cá gỗ Hà Tĩnh hay dân cá gỗ là những cụm từ mà nhiều người chúng ta thường nghe trong cuộc sống. Vậy cá gỗ là gì? Xin thưa với bạn đọc, cá gỗ chính là hình con cá được đẽo, gọt từ một khúc gỗ.
Cụ thể, hình ảnh này xuất phát từ hai sự tích cá gỗ Nghệ An Hà Tĩnh như sau:
-
Sự tích về một anh chàng hà tiện, không dám mua thức ăn bèn nghĩ cách tro một con cá gỗ giữa nhà. Đến giờ cơm thì anh dặn các con nhìn lên cá gỗ rồi chép miệng và nuốt cơm, coi như là ăn cơm với cá rồi.
-
Sự tích về một ông đồ Nghệ ra phố thị đi thi. Vì nghèo ăn cơm muối nên ông nghĩ cách đẽo một con cá gỗ để trong mâm. Về sau ông đỗ Trạng nguyên, làm quan lớn, khi mất dân làng lập đền thờ cùng con cá gỗ.
2. Cá gỗ Nghệ An Hà Tĩnh có ý nghĩa gì?
Cá gỗ Nghệ An hay cá gỗ Hà Tĩnh là một hình ảnh biểu tượng. Trước đây, theo giai thoại về anh chàng hà tiện ở trên thì người ta cho rằng dân cá gỗ keo kiệt, hà tiện...
Tuy nhiên, với người dân xứ Nghệ Tĩnh thì hình ảnh cá gỗ đi thi, cá gỗ của ông đồ Nghệ mới là biểu tượng của họ. Cụ thể, với người dân xứ Nghệ, cá gỗ không chứa đựng ý nghĩa keo kiệt, ngược lại đó là biểu tượng của ý chí, của tinh thần ham học.
Cụ thể trong bài thơ sự tích cá gộ (phiên bản tiếng Nghệ) ở đó chúng ta thấy nổi lên hình ảnh một người Nghệ điển hình: Cần cù, chịu khó, ham học, khí khái...
Ngày nay, dù cuộc sống người dân xứ Nghệ đã thay đổi nhiều. Trong bữa cơm tất nhiên chẳng còn món cá gỗ chấm mắm nữa. Nhưng họ vẫn luôn giữ hình ảnh bữa cơm cá gỗ ngày xưa để răn dạy con cháu: Dù cuộc sống khốn khó thế nào thì cũng phải luôn cố gắng vươn lên - như ông đồ Nghệ ngày xưa!
3. Bàn thêm về hình ảnh cá gỗ Nghệ An Hà Tĩnh
Nếu bạn tìm hiểu kỹ về tính cách người Nghệ Tĩnh sẽ thấy trong họ luôn mang tinh thần cá gỗ. Cụ thể tinh thần của người Nghệ là: Hiếu học, chăm chỉ, chịu khó, nghĩ sao nói vậy, không thích lắt léo, nhì nhằng hay nịnh bợ...
Nói cách khác dân cá gỗ là những người ăn to nói lớn, cứ "oang oang" thẳng như ruột ngựa. Dù trong phương ngữ giọng họ vẫn trọ trẹ khó nghe, nhưng bất cứ người Nghệ nào vẫn giữ chất ông đồ Nghệ ăn cơm cá gỗ chấm mắm ngày xưa: Chân chất, chẳng úp mở vòng vo, nói là làm, yêu ghét rõ ràng...
Nếu ai hiểu đúng tinh thần cá gỗ Nghệ An, cá gỗ Hà Tĩnh thì sẽ thấy người Nghệ rất đáng trọng, đáng quý. Nếu ai không hiểu tinh thần cá gỗ này thì lại thấy họ... đáng chê, đáng ghét. Trong một số bài viết về hình ảnh cá gỗ xứ Nghệ Nghệ ngữ gặp một bài viết mà tác giả nói rằng: Họ rất trân trọng hai từ cá gỗ! Với họ, cá gỗ là đại từ chỉ người Nghệ!
Với riêng người Nghệ Tĩnh thì hình ảnh cơm cá gỗ là một hình ảnh tự hào. Bởi trong sự nghèo túng ấy họ vẫn biết khao khao, vươn tới. Họ không bị những nỗi lo thường nhật "quật ngã" bản thân và biết cách sáng tạo để tự giúp mình vươn lên trong gian khó!
Như vậy, cá gỗ Nghệ An hay cá gỗ Hà Tĩnh là một câu chuyện xưa nhưng ý nghĩa vẫn vẹn nguyên cho đến tận hôm nay. Cá gỗ là một biểu tượng của tinh thần người Nghệ, chất Nghệ mà chúng ta cần nâng niu!
Tổng hợp bởi Nghengu.vn
Tags: tâm tình người nghệ
Ý kiến bạn đọc
Đăng ký thành viên
Bài viết xem nhiều
-
Tí hay tý? Tí nữa hay tý nữa? Tí xíu hay tý xíu viết đúng?
-
Xì xụp hay sì sụp đúng? Khi nào dùng sì sụp hoặc xì xụp?
-
Lãng tử là gì? Người lãng tử là người như thế nào?
-
Sà xuống hay xà xuống? Sà vào lòng hay xà vào lòng?
-
Già dơ hay già rơ mới là từ đúng chính tả?
-
Viết hi hữu hay hy hữu? Nên dùng i ngắn hay y dài?
-
Liên danh hay liên doanh khác nhau thế nào? Cách phân biệt
-
Xạo sự hay xạo xự viết đúng chính tả? Nghĩa là gì?
-
Viết di dỉ dì di hay gi gỉ gì gi mới đúng chính tả?
-
Chập chùng hay trập trùng đúng chính tả tiếng Việt?
-
Cổ xúy hay cổ súy là đúng chính tả tiếng Việt?