Chần chừ hay chần chờ là đúng? Tiếng Nghệ dùng từ nào?

Thứ năm - 14/03/2024 04:24
Chần chừ hay chần chờ là đúng? Đáp án cả hai đều đúng, vì chần chừ là tiếng Việt phổ thông, còn chần chờ là phương ngữ. Cùng Nghệ ngữ tìm hiểu chi tiết 2 từ này nhé!
chan chu hay chan cho
Chần chừ, chần chờ đều có nghĩa như nhau.

 

1. Chần chừ hay chần chờ là đúng?


Chần chừ hay chần chờ là đúng? Đáp án là cả 2 đều đúng. Trong đó chần chừ là từ dùng phổ biến hơn, còn chần chờ là phương ngữ, ít dùng hơn. Trường hợp này sẽ khác với trường hợp trứng chần hay trứng trần do nhầm lẫn trần/chần ở bài viết trước đó.

Cụ thể, trong từ điển tiếng Việt đều đều ghi nhận chần chừ/chần chờ là động từ với cùng một nghĩa: đắn đo, do dự, chưa có quyết tâm để làm ngay việc gì. Ví dụ chúng ta hay nói: thái độ chần chừ/ chần chừ không quyết định được yêu hay bỏ... 

Và từ chần chờ hay chần chừ đồng nghĩa với từ lần chần, lần khần, ngần ngừ, và trái nghĩa với từ "dứt khoát".

Bạn đọc dễ dàng tra trên báo chí dùng từ chần chừ rất nhiều. Ví dụ ở báo Tuổi trẻ có các bài viết sau:

 

  • Kỹ thuật tầm soát không thua thế giới, nhiều phụ nữ Việt vẫn chần chừ khám phụ khoa

  • Mua bảo hiểm ô tô nhưng công ty bảo hiểm chần chừ không bồi thường

  • Y tế không thể chần chừ chuyển đổi số, nhưng thiếu đủ thứ


Và cũng trên tờ báo này, bạn cũng sẽ thấy nhiều bài viết dùng "chần chờ":
 

  • Phân luồng một chiều để giảm kẹt xe: Sao còn chần chờ?

  • Chần chờ gì mà chưa lập tín?


>>>Tìm hiểu thêm: Bác sĩ hay bác sỹ đúng? 
 

2. Chần chừ hay trần trừ là viết đúng?

chan cho hay chan chu
Chần chừ là đắn đo, do dự.


Ngoài thắc mắc chần chừ hay chần chờ thì nhiều người cũng dễ nhầm lẫn chần chừ hay trần trừ. Và tiếng Nghệ khẳng định, trong tiếng Việt chỉ có từ, chần chừ, không có từ trần trừ nhé.

Nói cách khác, viết trần trừ là viết sai chính tả. Bạn đọc cần biết đúng là chần chừ hoặc viết chần chờ với cúng một nghĩa như đã giải thích ở trên.

Mặc dù có thể dùng chung một nghĩa, nhưng khi viết, tùy theo ngữ cảnh mà bạn dùng chần chờ hay chần chừ như gợi ý sau nhé.
 

Chần chừ

Chần chờ

đắn đo, do dự, chưa có quyết tâm để làm ngay việc gì

chậm chạp, kéo dài, không nhất quyết

thường dùng khi nói về sự đắn đo, không dứt khoát

thường dùng khi làm điều gì đó chậm, không quyết đoán

Ví dụ:chần chừ không biết yêu hay bỏ

Ví dụ: chần chờ mãi không chịu đi

 

3. Tiếng Nghệ nói chần chờ hay chần chừ?


Như đề cập ở trên, chần chờ là phương ngữ miền Trung ở các tỉnh Bắc Trung bộ như Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Huế, Quảng Bình... 

Riêng hai tỉnh Nghệ An - Hà Tĩnh dùng cả hai từ chần chừ hay chần chờ. Cụ thể trong giao tiếp hằng ngày họ nói chần chờ/chần chừ tùy theo từng thói quen. Ví dụ như sau:

 

  • Chần chừ chi nựa mà không lấy gấy (chần chừ gì nữa mà không lấy vợ)

  • Tết đến rồi chần chờ chi ai nựa hè (Tết đến rồi chần chờ gì ai nữa)


Như vậy, chần chừ hay chần chờ thì đều là từ dùng đúng. Trong đó chần chừ là từ dùng phổ biến hơn, còn chần chờ là phương ngữ. Bạn đều có thể dùng cả hai từ này khi nói hoặc viết nhé!
 

Tổng hợp bởi www.nghengu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 15 trong 3 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 3 phiếu bầu

  Ý kiến bạn đọc

.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây