Dạy giỗ hay dạy dỗ viết đúng? Cách phân biệt giỗ hay dỗ
Dạy giỗ hay dạy dỗ viết đúng? Đáp án là dạy dỗ viết đúng. Cùng Nghệ ngữ tìm hiểu cách phân biệt dỗ hay giỗ trong từng ngữ cảnh cụ thể nhé!
1. Dạy dỗ hay dạy giỗ viết đúng?
Như đề cập ở trên, khi thắc mắc dạy dỗ hay dạy giỗ viết đúng thì bạn đọc nhớ: Dạy dỗ viết đúng, còn dạy giỗ viết sai chính tả nhé. Trường hợp này do nhầm lẫn d/gi như trường hợp rán giòn hay rán dòn mà chúng tôi từng đề cập.
Cụ thể, trong từ điển tiếng Việt chỉ có từ dạy dỗ là động từ có nghĩa "bảo cho biết điều hay lẽ phải một cách ân cần và dịu dàng". Ví dụ chúng ta viết: cha mẹ dạy dỗ con cái, dạy dỗ cho con nên người...
Lúc này, từ dạy dỗ đồng nghĩa với các từ "bảo ban", "dạy bảo", "khuyên bảo"...
Hoặc trên báo chí, chúng ta cũng thấy từ dạy dỗ được dùng rất nhiều. Ví dụ ở báo Tuổi trẻ Online bạn thấy các bài viết sau:
-
Ước mong 'dạy dỗ tốt hơn' của phụ huynh còn nhiều, nhiều lắm
-
Ông Trần Hoàng Minh một mình lầm lũi cưu mang, dạy dỗ hàng trăm "đứa con"
-
Tuấn Anh đã được rất nhiều HLV dạy dỗ và tôi chỉ đưa cậu ấy lên đội tuyển
-
Bé gái Nghệ An cầm roi dạy dỗ em trai vì đòi tiền mẹ mua kẹo
-
Trẻ có xu hướng bắt chước cha mẹ hơn là nghe theo những lời dạy dỗ tốt đẹp
>>>Đọc thêm:
2. Cách phân biệt dỗ hay giỗ chi tiết
Ngoài thắc mắc dạy dỗ hay dạy giỗ thì nhiều người vẫn thường nhầm lẫn khi viết dỗ hay giỗ trong các trường hợp như dỗ dành hay giỗ dành, đám giỗ hay đám dỗ, dụ dỗ hay dụ giỗ...
Chuyên mục Hỏi đáp tiếng Nghệ đã tổng hợp bảng sau để bạn đọc tiện theo dõi, tham khảo khi cần nhé.
Thắc mắc thường gặp |
Cách viết đúng |
dạy dỗ hay dạy giỗ |
dạy dỗ |
dỗ dành |
|
dỗ hay giỗ |
tùy theo ngữ cảnh |
giỗ dành hay dỗ dành |
dỗ dành |
đám giỗ hay đám dỗ |
đám giỗ |
cám giỗ hay cám dỗ |
cám dỗ |
đám giỗ hay dỗ |
đám giỗ |
dụ dỗ hay dụ giỗ |
dụ dỗ |
ăn dỗ hay ăn giỗ |
ăn giỗ |
đám giỗ hay dỗ |
đám giỗ |
cúng giỗ hay cúng dỗ |
cúng giỗ |
3. Phân biệt cách viết đúng/sai khi dùng giỗ hay dỗ
Trên thực tế, rất nhiều bài viết nhầm lẫn dạy dỗ hay dạy giỗ, đám giỗ viết thành đám dỗ... Dưới đây là ví dụ cụ thể để bạn đọc phân biệt chi tiết nhé.
Ví dụ |
Dùng đúng |
Dùng sai |
Dạy giỗ học sinh |
|
❌ |
Dạy dỗ nên người |
✅ |
|
Dạy giỗ trẻ |
|
❌ |
Đám dỗ |
|
❌ |
Dạy dỗ con cái |
✅ |
|
Kết lại, khi thắc mắc dạy giỗ hay dạy dỗ thì bạn đọc nhớ viết: Dạy dỗ nhé! Ngoài ra cần phân biệt giỗ hay dỗ theo từng ngữ cảnh mà Nghệ ngữ giới thiệu ở trên nha.
Tổng hợp bởi Nghengu.vn
Ý kiến bạn đọc
Đăng ký thành viên
Bài viết xem nhiều
-
Làm lốt hay nốt, xin lốt hay nốt đúng chính tả?
-
Méc hay mét khác nhau thế nào? Méc mẹ hay mét mẹ?
-
Viết kỹ càng hay kĩ càng? Nên viết i ngắn hay y dài hay hơn?
-
Tí hay tý? Tí nữa hay tý nữa? Tí xíu hay tý xíu viết đúng?
-
Xì xụp hay sì sụp đúng? Khi nào dùng sì sụp hoặc xì xụp?
-
Lãng tử là gì? Người lãng tử là người như thế nào?
-
Sà xuống hay xà xuống? Sà vào lòng hay xà vào lòng?
-
Tai vách mạch dừng hay tai vách mạch rừng mới đúng?
-
Không nói lên lời hay nên lời? Thốt lên lời hay thốt nên lời?
-
Già dơ hay già rơ mới là từ đúng chính tả?
-
Ráng lên hay rán lên? Ráng chịu hay rán chịu đúng?