Khứa là gì? Thằng khứa, khách khứa nghĩa là sao?
Khứa là gì? Đây là một phương ngữ vừa là động từ lẫn danh từ có nghĩa "cứa", "khúc". Tuy nhiên thằng khứa, con khứa lại có nghĩa khác. Tìm hiểu nghĩa chi tiết ngay nhé!
1. Khứa là gì trong tiếng Nghệ?
Khứa là gì trong từ điển tiếng Việt? Thưa với bạn đọc, trong từ điển thì khứa là phương ngữ xứ Nghệ, vừa là động từ, vừa là danh từ có nghĩa như sau:
-
Động từ có nghĩa là "cứa". Ví dụ: Lấy dao khứa một cái; Vết khứa, khứa dao...
-
Danh từ có nghĩa là khúc hoặc khoanh cá được cứa ra, cắt ra. Ví dụ: Mua một khứa cá...
Vì là phương ngữ nên từ khứa hầu như xuất hiện rất ít trên các phương tiện truyền thông như báo đài. Nếu gõ tìm kiếm từ này bạn đọc sẽ thấy từ "khách khứa" - tuy nhiên khứa trong khách khứa sẽ có nghĩa khác mà Nghệ ngữ sẽ đề cập ở phần sau bài viết này nhé.
>>>Xem thêm: Chạnh lòng nghĩa là gì?
2. Thằng khứa nghĩa là gì? Khứa huynh đệ là gì?
Ở trên chúng ta đã biết nghĩa từ khứa là gì trong từ điển tiếng Nghệ. Tuy nhiên khi gọi thằng khứa, con khứa hay khứa huynh đệ lại mang nghĩa khác.
Theo tìm hiểu của tiếng Nghệ, từ khứa ở đây là cách xưng hô của người miền Tây xưa có nghĩa như sau:
-
Thằng khứa: Chỉ thằng kia kìa, thằng đó nhưng mang nghĩa muốn gây sự chú ý, nhấn mạnh.
-
Con khứa: Chỉ con kia kìa, con đó với nghĩa muốn nhấn mạnh.
-
Khứa huynh đệ: Mấy anh em huynh đệ
Tuy nhiên, trong ngôn ngữ giới trẻ ngày nay, từ "khứa" đã biến đổi và trở thành cách gọi khi không ưa ai đó hoặc những người mình chẳng thèm nhắc đến cũng được gọi là "khứa". Có lẽ vì thế mà "thằng khứa, con khứa" sẽ mang ý nghĩa này nhiều hơn.
Tựu trung, từ "khứa" ở đây là một cách xưng hô để nói ai đó, người nào đó. Ví dụ: Mấy khứa huynh đệ; Tao có thằng khứa anh em cọc chèo; Khứa đó nhìn ko có xu dính túi...
3. Khách là gì khứa là gì?
Như vậy chúng ta đã tìm hiểu các nghĩa từ khứa là gì theo phương ngữ từng vùng miền. Câu hỏi khiến nhiều người thắc mắc lúc này là: Khách là gì khứa là gì?
Nếu tra từ điển tiếng Việt, chúng ta sẽ thấy từ khách khứa là danh từ, dùng như khẩu ngữ có nghĩa khách đến thăm (nói khái quát). Ví dụ: Khách khứa tấp nập, khách khứa đầy nhà, khách khứa gì mà ngồi dai thế không biết...
Nhiều người cho rằng, từ khứa trong khách khứa lúc này là một yếu tố phụ, dùng thêm vào một từ có sẵn để tạo nên một từ ghép hai âm tiết. Điều này giống với các từ như: nhà cửa, cây cối, đất đai, chợ búa, tre pheo...
Tuy nhiên, theo tìm hiểu của Nghệ ngữ thì từ khứa (trong khách khứa) không chỉ là một yếu tố phụ nữa. Cụ thể, theo tác giả Võ Xuân Trang đây là một tục lệ độc đáo, đặc biệt: Khi có khách đến chơi, để có không khí thân tình, đón tiếp chu đáo hơn thì chủ nhà thường mời thêm anh em họ hàng đến để tiếp chuyện - những người này gọi là khứa.
Dần dà, thói quen này trở thành nếp sống, có khách thì phải có khứa. Khứa là người sẽ cùng chủ nhà đón tiếp khách, giúp cuộc gặp gỡ vui vẻ, thân tình hơn.
Như vậy "khứa" trong khách khứa vừa vào vai chủ, vừa đóng vai khách, họ như người dẫn chuyện, làm cầu nối cho khách và chủ nhà.
Để bạn đọc tham khảo các nghĩa từ khứa, chuyên mục Hỏi đáp tiếng Nghệ đã tổng hợp bảng sau:
Thắc mắc thường gặp |
Nghĩa chi tiết |
thằng khứa nghĩa là gì |
chỉ thằng kia kìa, thằng đó |
con khứa là con gì |
chỉ con kia kìa, con đó |
khách là gì khứa là gì |
là anh em họ hàng đến đón khách cùng chủ nhà |
khứa ai là gì |
cách xưng hô để nói ai đó, người nào đó |
khứa huynh đệ là gì |
mấy anh em huynh đệ |
khứa dao là gì |
vết cứa từ dao |
mấy thằng khứa là gì |
mấy thằng đó, mấy thằng kia |
vết khứa là gì |
viết cứa, vết cắt |
Hy vọng qua bài viết này bạn đọc đã biết nghĩa từ khứa là gì theo từng ngữ cảnh. Nếu còn thắc mắc nào khác bạn đọc nhắn tin qua Fanpage tiếng Nghệ nhé!
Ý kiến bạn đọc
Đăng ký thành viên
Bài viết xem nhiều
-
Làm lốt hay nốt, xin lốt hay nốt đúng chính tả?
-
Méc hay mét khác nhau thế nào? Méc mẹ hay mét mẹ?
-
Viết kỹ càng hay kĩ càng? Nên viết i ngắn hay y dài hay hơn?
-
Tí hay tý? Tí nữa hay tý nữa? Tí xíu hay tý xíu viết đúng?
-
Xì xụp hay sì sụp đúng? Khi nào dùng sì sụp hoặc xì xụp?
-
Lãng tử là gì? Người lãng tử là người như thế nào?
-
Sà xuống hay xà xuống? Sà vào lòng hay xà vào lòng?
-
Tai vách mạch dừng hay tai vách mạch rừng mới đúng?
-
Không nói lên lời hay nên lời? Thốt lên lời hay thốt nên lời?
-
Già dơ hay già rơ mới là từ đúng chính tả?
-
Ráng lên hay rán lên? Ráng chịu hay rán chịu đúng?