Sếp hay xếp là đúng chính tả? Cách phân biệt xếp hay sếp chi tiết
Sếp hay xếp là đúng chính tả? Tùy theo từng ngữ cảnh, nếu cấp trên thì viết sếp, còn xếp xó, xếp loại thì nhớ viết xếp. Tìm hiểu cách phân biệt xếp hay sếp ngay!
1. Sếp hay xếp là đúng chính tả?
Như Nghệ ngữ đề cập ở trên, sếp hay xếp là đúng chính tả còn tùy theo từng ngữ cảnh. Cụ thể nếu để gọi cấp trên, giám đốc, người chỉ huy... thì phải gọi đúng là sếp; ngược lại nếu đặt vào vị trí trong hệ thống phân loại, đánh giá thì phải "xếp" (xếp loại). Hoặc khi xếp vào một góc nào đó, không còn ngó đến thì phải "xếp" (xếp xó).
Vì thế, để phân biệt sếp hay xếp mới đúng bạn đọc hiểu nghĩa từng từ này như sau:
1.1. Sếp là gì?
Trong từ điển tiếng Việt, sếp là danh từ có nghĩa "người chỉ huy, người cai quản". Như vậy, ở nơi làm việc thì cấp trên được gọi là sếp: giám đốc, trưởng phòng, sếp tổng...
Hoặc bạn có thể tra trên báo chí, từ "sếp" được dùng rất nhiều. Ví dụ ở báo Tuổi trẻ chúng ta có các bài viết sau:
-
Mời sếp nhận món quà 'kịch độc'
-
Sếp nhà người ta: Cho đi học, cho đi du lịch, lại còn tặng xe
-
Sếp KIDO Trần Lệ Nguyên: Thời bán hàng livestream đã tới, doanh nghiệp không thay đổi sẽ lạc hậu
-
Hai sếp Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam từ chức
Như vậy, bạn luôn nhớ sếp là từ gọi cấp trên, người chỉ huy, người đứng đầu: giám đốc, cấp trên... nhé!
1.2. Xếp là gì?
Sở dĩ nhiều người phân vân sếp hay xếp là đúng chính tả vì hai từ này đều có nghĩa khi đứng độc lập. Hơn nữa, thói quen của rất nhiều người luôn gọi sếp là... xếp (dù biết sai nhưng đã gọi quen).
Vậy xếp là gì? Trong từ điển tiếng Việt từ xếp có các nghĩa sau.
-
Là động từ có nghĩa "đặt từng cái một theo đúng vị trí, hàng lối hoặc trật tự nhất định". Ví dụ: xếp quần áo, xếp sách lên giá, trò chơi xếp hình...
-
Là động từ có nghĩa "đặt vào vị trí trong hệ thống phân loại, đánh giá". Ví dụ: xếp loại học sinh, xếp loại học lực...
-
Là động từ có nghĩa "để lại, gác lại một chỗ nào đó, tạm thời không chú ý đến". Ví dụ: xếp bút nghiên lên đừng tranh đấu, xếp việc ấy lại...
-
Là danh từ có nghĩa "tập hợp những vật cùng loại có hình tấm mỏng xếp chồng lên nhau làm thành một đơn vị". Ví dụ: Một xếp giấy, xếp vải (đồng nghĩa với đệp, tập, xấp)
-
Là động từ (phương ngữ) có nghĩa gấp, ví dụ xếp tờ giấy thành con thuyền
Ví dụ trên báo chí chúng ta thấy từ xếp được dùng nhiều ở các bài viết như sau:
-
EVNNPC được Fitch Ratings xếp hạng tín nhiệm ở mức “BB+” với triển vọng ổn định
-
Đặt tên khu phố, ấp sau sắp xếp phải phù hợp với lịch sử
-
Xếp hàng cả tiếng săn vé máy bay, tour siêu khuyến mãi
-
TP.HCM sắp xếp 80 phường, giảm 39 phường
-
Bảng xếp hạng Premier League vòng 3
Như vậy, bạn cần nhớ xếp là từ thường được dùng trong "xếp loại", "sắp xếp", "thu xếp"...
>>>Xem thêm: Sum vầy hay xum vầy? Sum suê hay xum xuê?
2. Bảng phân biệt xếp hay sếp chi tiết
Để bạn đọc phân biệt sếp hay xếp là đúng chính tả theo từng ngữ cảnh cụ thể. Chuyên mục Hỏi đáp tiếng Nghệ đã tổng hợp qua bảng sau. Mời bạn theo dõi nhé!
Thắc thường gặp |
Cách viết đúng chính tả |
thu xếp |
|
xếp tổng hay sếp tổng |
sếp tổng |
sếp trưởng hay xếp trưởng |
sếp trưởng |
làm sếp hay làm xếp |
làm sếp |
bốc sếp hay bốc xếp |
bốc xếp |
cấp trên còn gọi là sếp hay xếp |
cấp trên còn gọi là sếp |
ông sếp hay ông xếp |
ông sếp |
cấp trên là sếp hay xếp |
cấp trên là sếp |
dùng từ sếp hay xếp |
tùy theo ngữ cảnh |
giám đốc gọi là sếp hay xếp |
giám đốc gọi là sếp |
gọi là sếp hay xếp |
sếp |
làm xếp hay làm sếp |
làm sếp |
quan sếp hay quan xếp |
quan sếp |
sắp xếp hay sắp sếp |
sắp xếp |
sắp xếp |
|
sếp loại hay xếp loại |
xếp loại |
sếp lịch hay xếp lịch |
xếp lịch |
sếp lớn hay xếp lớn |
sếp lớn |
sếp sơn hay xếp sơn |
sếp sơn (tên gọi đùa ca sĩ Sơn Tùng MTP) |
xếp xó |
|
viết là sếp hay xếp |
tùy theo ngữ cảnh |
xóm xếp hay xóm sếp |
xóm xếp |
xếp hàng hay sếp |
xếp hàng |
xếp đặt hay sếp đặt là đúng |
xếp đặt |
Kết lại, khi thắc mắc sếp hay xếp là đúng chính tả thì bạn đọc nhớ sếp là từ gọi cấp trên, người chỉ huy, người đứng đầu; còn xếp từ thường được dùng trong "xếp loại", "sắp xếp", "thu xếp"... Nếu còn thắc mắc nào khác bạn có thể nhắn tin qua Facebook tiếng Nghệ Tĩnh nhé.
Tổng hợp bởi www.nghengu.vn
Ý kiến bạn đọc
Đăng ký thành viên
Bài viết xem nhiều
-
Làm lốt hay nốt, xin lốt hay nốt đúng chính tả?
-
Méc hay mét khác nhau thế nào? Méc mẹ hay mét mẹ?
-
Viết kỹ càng hay kĩ càng? Nên viết i ngắn hay y dài hay hơn?
-
Tí hay tý? Tí nữa hay tý nữa? Tí xíu hay tý xíu viết đúng?
-
Xì xụp hay sì sụp đúng? Khi nào dùng sì sụp hoặc xì xụp?
-
Lãng tử là gì? Người lãng tử là người như thế nào?
-
Sà xuống hay xà xuống? Sà vào lòng hay xà vào lòng?
-
Tai vách mạch dừng hay tai vách mạch rừng mới đúng?
-
Không nói lên lời hay nên lời? Thốt lên lời hay thốt nên lời?
-
Già dơ hay già rơ mới là từ đúng chính tả?
-
Ráng lên hay rán lên? Ráng chịu hay rán chịu đúng?