Mần du... thịt chuột
Bạn bè chửi: “Răng mà mi ngu rứa
Chồng gần thiếu chi! Tha hồ chọn lựa
Tuổi như mi đã gấy ế mô mồ
Về quê enh chỉ có ló với ngô
Chưa hết Giêng hai đã ngó khoai vụ tới
Vạt rau sau nương lá queo sương muối
Vại mắm cà ngấm mặn trấy tong teo
Mùa lụt về nác ngập trắng bờ ao
Đám trẻ choai choai rủ nhau đi đập chuột
Chưn nhúng bùn nhuộm màu vàng ruộm
Chuột đồng thơm năm món anh mần
Năm tháng trôi qua em đã quen dần
Quần xắn gối xuống ruộng sâu cấy hái
Rồi cũng quen việc lấy chồng xa ngái
Chỉ một năm về quê ngoại một lần.
Thời gian qua thấm thoắt hết tuổi xuân
Quê chồng quen thân, quê mình xa lạ
Đến giọng nói cũng hao mòn hết cả
Từ khi mô đặc sệt tiếng Yên Thành?
Em bựa ni đã “ mất gốc “ vì anh
Dần quen bụng món lươn xào củ chuối
Dam vận lưng quần , rau đay nấu xổi
Tết nồi riềng , vại dưa muối tháng năm.
Nắm tay nhau qua ngày tháng khó khăn
Trai quê lúa vẫn thật thà chân chất
Không hoa lá, nỏ quen lời đường mật
Mà siêng năng, thành thật, thuỷ chung
Vợ ấm đầu tất tả kiếm lá xông
Việc bếp núc không nề hà “ công vợ”
Khi gần yêu thương , lúc xa nhung nhớ
Duyên nợ mô về quê nớ mần du?
Hơn 20 năm chín rục mùa u
Gặp lũ bạn xưa khi về quê mẹ
Bọn hấn vỗ vai ghé tai nói khẽ
“Tưởng dại khờ hoá khun nhứt mặt mi !”
Của cải nhiều cũng nỏ để mần chi
Tiền ví đủ tiêu , gạo chum đủ nấu
Chớ kén chọn ngoại hình đẹp xấu
Đủ yêu thương để nương náu được rồi
Nghe chi lời trót lưỡi đầu môi
Bởi lấy chồng là tìm nơi nhờ cậy
Chộ trai Yên Thành cứ theo mà lấy
Đừng ngại vùng quê... nơi ấy... chuột đồng!
Tác giả: LƯU HƯƠNG QUẾ
Ý kiến bạn đọc
Đăng ký thành viên
Bài viết xem nhiều
-
Nữa hay nửa? Nữa ngày hay nửa ngày? Một nữa hay một nửa?
-
Viết dỡn hay giỡn mới đúng chính tả tiếng Việt?
-
Viết xếp chồng hay xếp trồng? Chồng lên nhau hay trồng lên nhau?
-
Viết cực kỳ hay cực kì? Cực kì hấp dẫn hay cực kỳ hấp dẫn?
-
Đía là gì? Nói đía, nhìn đía, bịa đía nghĩa là sao?
-
Viết xà quầng hay xà quần đúng? Nghĩa cụ thể là gì?
-
Quấn hay cuốn? Quấn hút hay cuốn hút? Quấn người hay cuốn người?
-
Sát muối hay xát muối đúng? Phân biệt sát và xát
-
Dóng hàng hay gióng hàng? Khi nào viết gióng hay dóng?
-
Dập hay giập đúng? Dập nát hay giập nát? Dập tắt hay giập tắt?
-
Viết chỉ trỏ hay chỉ chỏ đúng? Phân biệt trỏ và chỏ