Yêu cùng giọng Nghệ
Chi, mô, răng, rứa... lời đầu miệng
Nỏ, hẹ, ê, hầy... tiếng đầu môi
Giọng Nghệ đó, nghe chút nhọc nhằn
Chỉ có người Nghệ mới hiểu nhau cùng tiếng ấy
Nỏ, hẹ, ê, hầy... tiếng đầu môi
Giọng Nghệ đó, nghe chút nhọc nhằn
Chỉ có người Nghệ mới hiểu nhau cùng tiếng ấy
Buổi quen nhau cứ hỏi hoài điều anh nói
Cứ như hai người đến từ hai thế giới
Bạn bè hỏi sao không đổi giọng
Cho dễ nghe giao tiếp với muôn người
Đôi khi chỉ biết gãi đầu cười
Ngập ngừng lắm, nói sao cho dễ hiểu
Cái giọng ấy biết mần răng thay đổi
Thuở cha sinh mẹ nở đã ri rồi
Có chăng hỏi đất, hỏi trời
Mần răng lại rứa giọng người quê tôi
Tiếng quê hương muôn đời đã thế
Một tiếng thân thương bao nốt nhạc lòng
Âm nghe nặng nặng, líu lo như chim
Em thương thì chịu vậy, yêu cùng tiếng anh.
Cứ như hai người đến từ hai thế giới
Bạn bè hỏi sao không đổi giọng
Cho dễ nghe giao tiếp với muôn người
Đôi khi chỉ biết gãi đầu cười
Ngập ngừng lắm, nói sao cho dễ hiểu
Cái giọng ấy biết mần răng thay đổi
Thuở cha sinh mẹ nở đã ri rồi
Có chăng hỏi đất, hỏi trời
Mần răng lại rứa giọng người quê tôi
Tiếng quê hương muôn đời đã thế
Một tiếng thân thương bao nốt nhạc lòng
Âm nghe nặng nặng, líu lo như chim
Em thương thì chịu vậy, yêu cùng tiếng anh.

Tác giả: PHẠM THẠCH HOÀNG
Tags: phạm thạch hoàng
Ý kiến bạn đọc
Đăng ký thành viên
Bài viết xem nhiều
-
Viết xà quầng hay xà quần đúng? Nghĩa cụ thể là gì?
-
Dóng hàng hay gióng hàng? Khi nào viết gióng hay dóng?
-
Viết thứ bảy hay thứ bẩy? Bảy mươi hay bẩy mươi? Bảy hay bẩy?
-
Quài hay hoài? Hoài luôn hay quài luôn mới đúng chính tả?
-
Viết chỉ trỏ hay chỉ chỏ đúng? Phân biệt trỏ và chỏ
-
Nước chảy xiết hay chảy siết mới đúng chính tả?
-
Viết rụt rè hay dụt dè, rè rặt hay dè dặt? Phân biệt rè và dè
-
Sục là gì trên Facebook? Nên hiểu nghĩa sao cho đúng?
-
Điều hay đều? Biết đều hay biết điều? Điều có hay đều có?
-
Nhớ man mán hay mang máng? Nghĩa cụ thể là gì?
-
Viết sắp nhỏ hay xấp nhỏ mới đúng chính tả? Nghĩa là gì?