Đền Cờn Nghệ An - Ngôi đền linh thiêng bậc nhất xứ Nghệ

Thứ sáu - 29/12/2023 20:59

Đền Cờn Nghệ An là một trong những ngôi đền linh thiêng nhất ở xứ Nghệ. Cùng Nghệ ngữ tìm hiểu đền Cờn thờ ai, đi lễ đền Cờn cần sắm gì và văn tế như thế nào trong bài viết sau nhé!

den con nghe an o dau
Đền Cờn là ngôi đền linh thiêng bậc nhất ở xứ Nghệ.

 

Thông tin tổng quan về đền Cờn Nghệ An


Bảng dưới đây chuyên mục Đi mô ở xứ Nghệ đã tổng hợp các thông tin chi tiết về đền Cờn ở Nghệ An để bạn đọc tiện theo dõi nhé.
 

✅Địa chỉ

✅Làng Phương Cần, Quỳnh Phương, Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An

✅Vị thần đang thờ

✅ Tứ vị Thánh Nương

✅Phân biệt

✅ Đền Cờn trong (phân biệt với đền Cờn ngoài là đền ông Chín Cờn)

✅Lễ hội đền Cờn

✅ 19 - 21 tháng Giêng (Âm lịch)

✅Xếp loại ✅ Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia

 

2. Đền cờn Nghệ An ở đâu?

den con nghe an
Ngôi đền lấy tên cửa biển Lạch Cờn ở Hoàng Mai, Nghệ An.


Đền Cờn Nghệ An còn gọi là đền Mẫu Cờn hiện nằm tại gò Diệc, cửa biển Lạch Cờn thuộc làng Phương Cần, phường Quỳnh Phương, thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An. 

Theo người dân xứ Nghệ, đền Cờn là một trong 4 ngôi đền linh thiêng bậc nhất ở xứ này. Người dân nơi đây luôn truyền miệng câu ca rằng "nhất Cờn, nhì Quả, tam Bạch Mã, tứ Chiêu Trưng" để nói về tính thiêng liêng của ngôi đền.

Về giá trị lịch sử, đền Cờn xứ Nghệ được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia từ năm 1993. Lưu ý thêm với bạn đọc, hiện có 2 đền Cờn ở gần nhay: Đền Cờn trong là đề chính mà trong bài viết này Nghệ ngữ sẽ giới thiệu chi tiết, còn đền Cờn ngoài cách đền chính 1km nằm gần bãi biển Quỳnh Phương (còn gọi là đền ông Chín Cờn).

>>>Xem thêm: Đền Ông Hoàng Mười ở đâu? Thông tin chi tiết và cách xin lộc

 

3. Sự tích đền Cờn ở Nghệ An như thế nào?

den ong chin con
Đền Cờn xứ Nghệ có kiến trúc độc đáo.


Đề biết đền Cờn Nghệ An thờ ai chúng ta tìm hiểu về sự tích ngôi đền này trong lịch sử nhé. Theo tìm hiểu của Nghệ ngữ, đền Cờn thờ tứ vị Thánh Nương bao gồm: Thái hậu Dương Nguyệt Quả, hai công chúa là Triệu Nguyệt Khiêu, Triệu Nguyệt Hương và bà nhũ mẫu.

Theo nhiều bài viết về đền Cờn ở Nghệ An thì vào khoảng năm 1299, quân Nguyên - Mông thôn tính nước Nam Tống (Trung Quốc). Lúc này 3 mẹ con Thái hậu Dương Nguyệt Quả cùng nhũ mẫu chạy loạn ra biển. Do gặp sóng to, thuyền chở bị chìm ở biển Đông và 4 thi thể trôi vào vào biển cửa Càn thuộc làng Phương Cần ngày nay.

Sự tích còn kể rõ, dân làng nhìn thấy các thi thể phụ nữ mặc xiêm y, da dẻ hồng hảo, trên người phảng phất hương thơm như quế, như lan nên đem đi chôn cất và lập miếu thờ. Từ đó, mỗi khi ra khơi, dân làng đều cầu khấn ở đây và thấy rất linh nghiệm. Cũng từ đây cái tên làng Phương Cần (có điển tích ghi là Hương Cần) cũng ra đời.

Tuy vậy, nhiều bài thuyết minh về đền Cờn ở Nghệ An lại kể các tích khác. Cụ thể, một số truyền thuyết cho rằng, tứ vị Thánh Nương gồm 
Thái hậu Dương Nguyệt Quả, Quách Thị hoàng hậu, và hai công chúa Nguyệt Khiêu, Nguyệt Hương. Hoặc cũng có sự tích cho rằng tứ vị Thánh nương gòm Thái Hậu với 3 công chúa.
 

4. Một số sự kiện lịch sử gắn với đền Cờn ở xứ Nghệ

den con tho ai
Đền Cờn có hơn 1000 năm tuổi.


Khi tìm hiểu về đền Cờn Nghệ An bạn đọc đừng quên một số sự kiện lịch sử được ghi nhận như sau nhé.
 

  • Năm 1311: Vua Trần Anh Tông khởi quân đánh Chiêm Thành và nghỉ chân tại đền Cờn. Tại đây vua nằm mộng thấy nữ thần mách cách lập công đánh giặc. Sau đó vua đi đánh và thắng lớn, trở về vua làm lễ phong sắc “Đại Càn quốc gia Nam Hải Tứ vị Thánh Nương”, ban vàng bạc và cho mở rộng đền.

  • Năm 1470: Vua Lê Thánh Tông hành quân vào phương Nam dẹp dặc cũng nghỉ chân tại đây và làm lễ cầu. Nhờ tứ vị Thánh nương hiển linh mà vua đánh thắng giặc. Khi trở về nhà vua cho trùng tu đề để báo đáp.

  • Thế kỷ 18: Vua Quang Trung sắc phong đền Cờn là “Hàm hoằng quảng đại” (nghĩa là công lao rộng khắp, to lớn) và “Hàm chương tiết liệt” (nghĩa là nêu gương tiết liệt cho muôn đời).
     

5. Khám phá kiến trúc và lễ hội của đền Cờn ở tỉnh Nghệ An

den con o dau
Đền Cờn là nơi linh thiêng bậc nhất xứ Nghệ.


Đền Cờn Nghệ An nằm sát biển, sát núi, hướng mặt ra dòng Mai Giang thơ mộng. Đây là ngôi đền có phong thủy đẹp bậc nhất, được ví như thế đứng của chim phượng hoàng.

Đền Cờn được xây dựng từ thời nhà Trần, phát triển mở rộng từ thời nhà Lê và được trùng tu, sửa chữa qua thời nhà Nguyễn. Dù qua nhiều thăng trầm lịch sử nhưng ngôi đền này vẫn giữ được nét uy nghi với các tòa Nghi môn, Chính điện, Trung điện, Hạ điện và tòa ca vũ.

Khi bước qua cổng đền, du khách sẽ bước qua 10 bậc đá để đến tòa Nghi môn. Tòa này này hình chữ Công bề thế có 2 tầng, 8 mái. Sau Nghi môn là Chính điện, Trung điện và Hạ điện. Riêng tòa ca vũ của đền có 3 gian chính và 2 gian phụ với kiến trúc đa dạng độc đáo. 

Theo tìm hiểu, đền Cờn xứ Nghệ là nơi hội tụ của các nét đặc sắc xây dựng xưa. Bên trong đền còn là nơi lưu giữ nhiều hiện vật cực kỳ quý gí như sắc, đối, đề tế khí, bia đa, chuông đồng, tượng đá, tượng gỗ... với hàng ngàn năm tuổi.


Hằng năm, vào các ngày 19 - 21 tháng Giêng (Âm lịch) dân làng nơi đây đều tổ chức lễ hội đền Cờn Nghệ An. Lễ hội này gồm 2 phần như sau:
 

  • Phần lễ: Lễ khai quang, lễ yết cáo, lễ khai hội, lễ cầy ngư, lễ hợp tế, lễ đại tế, lễ tại...

  • Phần hội: Thi chim hót, triển lãm ảnh, thi đấu thể thao, đua thuyền, giả chiến, hát tuồng, chào, chầu văn...

 

6. Đi lễ đền Cờn sắm gì và văn khấn như thế nào?


Nếu bạn đi lễ đền Cờn Nghệ An thì có thể sắm lễ vật như sau nhé.
 

  • Lễ chay bao gồm: hương, hoa, trà, quả,…

  • Lễ mặn gồm: gà, lợn, giò, chả...

  • Lễ đồ sống gồm: 5 quả trứng vịt sống, 1 đĩa gạo, 1 đĩa muối, 2 quả trứng gà sống đặt trong 2 cốc nhỏ hoặc thịt mồi không nấu chín, để sống (1 miếng thịt lợn khoảng vài lạng) và tiền, vàng mã.

  • Cỗ mặn sơn trang gồm: cua, ốc, bún ớt, chanh quả… Chu đáo hơn có thể có gạo nếp cẩm nấu xôi, chè (số lượng 15 mỗi loại ứng với 15 vị được thờ ở ban Sơn Trang).

  • Lễ thờ Cô, thờ Cậu gồm: oản, quả, hương hoa, hia, hài, nón áo. gương lược và đồ vật tượng trưng cho đồ chơi hay làm cho trẻ nhỏ (cành hoa, kèn, trống),…


Về văn khấn đền Cờn thì bạn đọc có thể tham khảo bài khẩn sau: 

Hoa thơm hoa nở bốn mùa
Trên ngàn xanh đua sắc hương bay
Gió rung cây lay lay cành lá
Nhác trông lên nhang xạ ngát mùi
Cảnh rừng núi anh linh lừng lẫy.
Nức danh thơm đã dậy muôn phương
Vẻ cốt cách hình dung tươi tốt,
Nét thanh tân tuyết nhường màu da
Gió thoảng đưa mái tóc rườm rà
Con tiến dâng văn tứ vị vua bà
Cờn môn nơi ấy bao xa
Danh lam cổ tích một tòa ngôi cao
Cảnh bồng lai tiêu giao một thú
Khi ngao du bến thủy sông thao
Lạng Sơn Yên Bái Nghệ An ra vào
Vận bốn mùa cầu đảo khói nhang
Khi ngự đèo kẻng lại sang Bảo Hà
Thượng ngàn nức tiếng vua bà
Ban tài tiếp lộc gần xa cho đồng
Nguyện tâm thành sở cầu tất ứng
Sắm lễ trình ắt thời chứng cho
Vua bà chứng cho tai qua nạn khỏi
Cứu người đời thoát mọi trầm luân
Nước tiên tẩy sạch bụi trần
Lưu tài giáng phúc độ trì muôn dân
Ân trên ghi nhớ đời đời
Ngồi lặng nhìn hoa rơi lai láng
bức rèm châu thấp thoáng sang canh
Đệ tử con một dạ lòng thành
Cứu xin vua bà ngự giáng chứng minh
Độ cho đệ tử khang ninh thọ trường
Dù ai lưu xứ xa phương
Nhớ ngày mở hội về cờn môn
Lòng tôn kính dâng hương bái thánh
Độ cho người phúc thọ trường sinh
Cửa nhà phú quý khang vinh đời đời
Dưới trần gian mấy lời kêu tấu
Từ cổ triều lưu dấu anh linh
Xe loan thánh giá hồi cung.


Ở trên là thông tin chi tiết về đền Cờn Nghệ AnNghệ ngữ giới thiệu đến bạn đọc. Đây là ngôi đền linh thiêng bậc nhất nên nếu có dịp bạn hãy ghé đến nhé.

 

Tổng hợp bởi www.nghengu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 15 trong 3 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 3 phiếu bầu

  Ý kiến bạn đọc

.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây