Hãy giữ lấy ngôn ngữ quê hương
Đó là lời nhắn nhủ của bác Nguyễn Bá Vượng (người sáng lập CLB Nghệ ngữ) tới những người con xứ Nghệ. Theo bác Vượng, tất cả mọi thế hệ người xứ Nghệ - Tĩnh dù sống trên quê hay làm ăn, sinh sống xa xứ cố gắng giữ lấy ngôn ngữ quê, trân trọng phương ngữ quê hương.
*Thưa bác Nguyễn Bá Vượng, được biết bác là người sáng lập Câu lạc bộ Nghệ ngữ (câu lạc bộ cũ và mới). Bác có thể cho biết ý tưởng này bắt đầu từ đâu và từ bao giờ ạ?
- Tôi xa quê đã hơn năm mươi năm, từ những ngày đánh Mỹ khắp các chiến trường: Lào, Campuchia, miền Nam Việt Nam, trên đường hành quân mỗi lần gặp ai nói tiếng Nghệ Tĩnh là cảm thấy gần gũi thân thương như anh em ruột thịt. Có gì trong ba lô là lôi ra mời nhau ăn. Chia tay lại hẹn ngày gặp lại.
Tiếng chuẩn Nghệ - Tĩnh ít bị “Hán hóa”. Ngôn ngữ Nghệ - Tĩnh đến nay vẫn còn giữ nguyên gốc gốc ngôn ngữ xứ Hoan Châu ngày xưa. Hầu hết tiếng Việt cổ đang tồn tại trong ngôn ngữ đời thường của dân xứ Nghệ. Ngôn ngữ luôn phát triển theo quy luật khách quan của sự phát triển của xã hội. Qua quá trình học và giao tiếp hiện nay nhiều từ, cụm từ đã “phổ thông hoá” nhưng khi giao tiếp với nhau giữa những người xứ Nghệ thì “cái đuôi” ngôn ngữ gốc vẫn bị lòi ra.
Văn hoá xứ Nghệ rất giàu và mang sắc thái rấ riêng. Từ xa xưa đến nay văn hoá Nghệ rất giàu bản sắc thể hiện qua các làn điệu dân ca của hò, vè, ví, dặm, ca trù (Cổ Đạm - Nghi Xuân - Hà Tĩnh). Riêng ví đã có hàng mấy chục làn điệu ví khác nhau mô tả đặc trưng nghề nghiệp như ví phường cấy, ví phường cày, ví phường củi, ví phường vải, ví phương buôn... Hò vè, ví, dặm… có làn điệu rất phong phú thể hiện tính nhạc rất cao. Ngày nay các nhạc sỹ hiện đại đã sử dụng làn điệu dân ca Nghệ - Tĩnh sáng tác nhiều bản nhạc làm say đắm lòng người.
Rất nhiều tác phẩm ca dao, dân ca, văn học sáng tác truyền miệng, dân gian hay bác học đều sử dụng vốn từ cổ ngôn ngữ xứ Nghệ. Theo nhà nghiên cứu truyện Kiều Đào Duy Anh thì trong truyện Kiều cụ Nguyễn Du sử dụng gần 30% vốn từ xứ Nghệ.
Người Nghệ - Tĩnh hiện nay có mặt khắp mọi vùng đất nước và rất nhiều nước trên thế giới. Thế hệ F2 trở đi bị mất dân ngôn ngữ mang tính phương ngữ của quê hương. Nếu vây, sau này nếu các cháu đọc, nghe những bài dân ca hay văn viết của cha ông thì họ không hiểu hết, đương nhiên sẽ không tiếp thu hết cái hay, cái đẹp của văn hoá xứ Nghệ.
Ví dụ câu phương ngữ dưới đây là đỉnh cao của ngôn ngữ xứ Nghệ như một cặp đối về phong cảnh mang giai điệu, tính nhạc rất tài tình của cha ông ta mà thế hệ đương thời nhiều người dịch vẫn không sát vì không hiểu hết phương ngữ. Không sát sẽ không thấy hết cái hay, cái đẹp, cái tài tình của cha ông.
Mô rú, mô ri, mô nỏ chộ
Mô rào, bô bể, chộ mô mồ
Dịch ra tiếng phổ thông: Đâu núi, đâu non, đâu chẳng thấy
Đâu sông, đâu biển, thấy đâu nào
Hay câu Kiều nguyên gốc của Nguyễn Du: “Ngựa xe như nước, áo quần như nen”. Cái khó của thế hệ ngày nay khi đọc câu này sẽ khó hiểu ở động từ “nen”. “Nen” là phương ngữ Hà Tĩnh ở một số vùng chỉ động tác “đóng vào” cho chặt. Khi dịch ra phổ thông người ta thay động từ “nen” thành động từ “nêm”. Câu này in trong sách “Truyện Kiều” là “ngựa xe như nước, áo quần như nêm”.
Vì lý do như trên mà thông qua mạng xã hội tôi thành lập “Câu lạc bộ Nghệ ngữ” để giúp bà con ôn lại tiếng quê, cho các cháu thế hệ F2 trở đi biết tiếng quê để giữ lấy bản sắc văn hoá quê hương.
Bác mong muốn điều gì khi thành lập CLB Nghệ ngữ?
- Điều mong muốn lớn nhất của tôi là mong tất cả mọi thế hệ người xứ Nghệ - Tĩnh dù sống trên quê hay làm ăn, sinh sống xa xứ cố gắng giữ lấy ngôn ngữ quê, trân trọng phương ngữ quê hương. Mọi người cùng nhau giữ lấy văn hoá xứ Nghệ. Vì mất văn hoá là mất bản sắc. Mất bản sắc là mất quê hương.
Trân trọng cảm ơn bác!
Tác giả: Nghệ Ngữ
Ý kiến bạn đọc
Đăng ký thành viên
Bài viết xem nhiều
-
Sức thuốc hay xức thuốc đúng? Phân biệt sức hay xức
-
Giòn giã hay ròn rã hay dòn dã viết đúng chính tả tiếng Việt?
-
Viết tỷ hay tỉ đồng đúng? Khi nào viết tỉ hay tỷ?
-
Chọn vẹn hay trọn vẹn đúng chính tả? Phân biệt trọn & chọn
-
Chịu nổi hay chịu nỗi? Chịu không nổi hay chịu không nỗi?
-
Phân biệt dồ hay rồ, bị dồ hay bị rồ, phát rồ hay phát dồ?
-
Rứa thâu là gì trong tiếng Nghệ? Ví dụ về từ rứa thâu
-
Làm lốt hay nốt, xin lốt hay nốt đúng chính tả?
-
Viết cái hủ hay cái hũ đúng? Phân biệt hủ hay hũ chi tiết
-
Không nỗi hay không nổi viết đúng? Mẹo phân biệt nỗi hay nổi
-
Méc hay mét khác nhau thế nào? Méc mẹ hay mét mẹ?