"Răng, rứa, mô, tê" em "thả cựa" mà tuôn...
Ra Hà Nội nửa năm thôi nhé
Tiếng Bắc em chuẩn đến ngỡ ngàng.
Đành phải vậy kẻo mọi người bè bạn,
Nghệ ngữ quê mình nói họ hiểu "mần răng"?
Tiếng Bắc em chuẩn đến ngỡ ngàng.
Đành phải vậy kẻo mọi người bè bạn,
Nghệ ngữ quê mình nói họ hiểu "mần răng"?
Tết, rồi hè được về với mẹ
Thoải mái rồi, khỏi "thả giọng" với ai
Ôi cô bạn vào Miền Nam mấy tháng...
Khoai mà quên..."củ zì zdậy ? "nhiêu, hoài"...
Để cha giận: "cổ trôốc bọ mi đó!"
"Chưởi cha không bằng pha tiếng nghe con"
Sao nhiều bạn xấu hổ mình người... Nghệ
"Nỏ dám nói chi!" nhưng em thấy buồn buồn.
Em tự hào khi mình dân xứ Nghệ,
Trọ trẹ miền quê chất phác thật thà.
Mảnh đất gió Lào, khô cằn sỏi đá,
Nhưng tình người sâu lắng, bao la...
Ai đi khắp mọi miền đất nước,
Hát về quê hương đâu hơn được xứ mình!
Bởi nghe ví,nghe hò trong bụng mẹ,
Nên xứ Nghệ quê mình, thơ và nhạc lung linh....
Ra Hà Nội em đành dùng tiếng Bắc,
Vào Miền Nam phải xài tiếng Sài Gòn
Nhưng sung sướng mỗi lần về quê mẹ,
"Răng, rứa, mô, tê" em "thả cựa" mà tuôn...
Xem thêm: Tiếng quê choa
Thoải mái rồi, khỏi "thả giọng" với ai
Ôi cô bạn vào Miền Nam mấy tháng...
Khoai mà quên..."củ zì zdậy ? "nhiêu, hoài"...
Để cha giận: "cổ trôốc bọ mi đó!"
"Chưởi cha không bằng pha tiếng nghe con"
Sao nhiều bạn xấu hổ mình người... Nghệ
"Nỏ dám nói chi!" nhưng em thấy buồn buồn.
Em tự hào khi mình dân xứ Nghệ,
Trọ trẹ miền quê chất phác thật thà.
Mảnh đất gió Lào, khô cằn sỏi đá,
Nhưng tình người sâu lắng, bao la...
Ai đi khắp mọi miền đất nước,
Hát về quê hương đâu hơn được xứ mình!
Bởi nghe ví,nghe hò trong bụng mẹ,
Nên xứ Nghệ quê mình, thơ và nhạc lung linh....
Ra Hà Nội em đành dùng tiếng Bắc,
Vào Miền Nam phải xài tiếng Sài Gòn
Nhưng sung sướng mỗi lần về quê mẹ,
"Răng, rứa, mô, tê" em "thả cựa" mà tuôn...
Xem thêm: Tiếng quê choa
Tác giả: XÓM AO NGUYỄN
Tags: thơ tiếng nghệ
Ý kiến bạn đọc
Đăng ký thành viên
Bài viết xem nhiều
-
Lười nhác hay lười nhát viết đúng? Phân biệt nhát và nhác
-
Cách phân biệt xong hay song chính xác nhất
-
Mặc khác hay mặt khác từ nào đúng chính tả tiếng Việt?
-
Sổng chuồng hay xổng chuồng? Viết sổng hay xổng là đúng chính tả?
-
Gởi hay gửi? Kính gửi hay kính gởi? Cách phân biệt gởi và gửi
-
Dời lịch hay rời lịch đúng chính tả? Cách phân biệt dời hay rời
-
Chân quý hay trân quý viết đúng? Mẹo phân biệt chân hay trân
-
7 bài thơ ngắn hay về triết lý cuộc sống của tác giả Thái Bá Tân
-
Xi nhê là gì? Nói không xi nhê nghĩa là sao?
-
Cập nhật số điện thoại, giá cước Taxi Hồng Lĩnh Hà Tĩnh mới nhất
-
Học kỳ hay học kì? Kỳ thi hay kì thi? Cuối kỳ hay cuối kì?