Ăn vóc học hay nghĩa là gì? Giải nghĩa đầy đủ & chi tiết nhất
1. Ăn vóc học hay nghĩa là gì?
Ăn vóc học hay nghĩa là gì? Thưa với bạn đọc ý nghĩa của câu tục ngữ ăn vóc học hay được nhiều người chấp nhận là: "Ăn uống đầy đủ thì sức vóc sẽ cao lớn, khỏe mạnh; học những điều hay, điều tốt thì trí tuệ mới được mở mang, mới hiểu biết nhiều".
Tuy nhiên, trên thực tế khi giải nghĩa ăn vóc học hay thì còn nhiều ý kiến khác nhau. Nghệ ngữ đã tổng hợp 3 cách lý giải cụ thể như sau:
Hiểu theo nghĩa ngoài Bắc:
-
Trong cuốn Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam của tác giả Nguyễn Lân thì nói rằng: Vóc là tính từ có nghĩa "ít", nên "ăn vóc học hay" có nghĩa là "ăn ít mà học giỏi".
-
Hoặc trong cuốn Kể chuyện thành ngữ, tục ngữ, tác Hoàng Văn Hành chủ biên, lại cho rằng “ăn vóc” có nghĩa là “ăn khỏe”.
Hiểu theo nghĩa trong miền Nam:
-
Trong Đại Nam quấc âm tự vị thì "vóc" có nghĩa là "thân thể". Vì thế giải thích câu tục ngữ ăn vóc học hay là: Ăn thì phải có sức lực, học thì phải biết điều.
-
Từ điển Việt Nam của Lê Văn Đức thì giảng “vóc” là danh từ chỉ thân hình con người. Và giải thích “Ăn vóc học hay” có nghĩa là “Ăn cho nên vai nên vóc thì học cũng phải cho nên người”.
Hiểu theo từ cổ:
Tuy nhiên, mấy cách giải thích ăn vóc học hay nghĩa là gì ở trên không được nhiều nhà nghiên cứu tán thành. Họ cho rằng: "hay" là tính từ, thì "vóc" cũng phải là tính từ để tương xứng. Vì thế nếu giảng: Vóc là vóc dáng, thân thể là danh từ thì không tương xứng với tính từ hay.
Lúc này, cách giải thích của học giả An Chi được xem là cách giải nghĩa câu ăn vóc học hay chính xác nhất:
Vóc là một từ Việt gốc Hán, là tính từ có nghĩa thơm, ngon và ăn vóc là "ăn ngon". Như vậy ăn vóc học hay là không có nghĩa nào khác hơn là ăn ngon, học giỏi. Đây là thành ngữ để nói về những người học trò mà cái sự học xứng đáng với cái sự ăn, nghĩa là sự dùi mài kinh sử xứng đáng với sự nuôi nấng chu đáo của cha mẹ.
Như vậy, trong những ý kiến trên thì theo Nghệ ngữ, cách giải thích nghĩa câu tục ngữ ăn vóc học hay của học giả An Chi là hợp tình hợp lý nhất. Cụ thể câu ăn vóc học hay nên hiểu là: Học phải xứng đáng với sự nuôi nấng của cha mẹ!
>>>Xem thêm: Trí trá là gì? Có phải phương ngữ xứ Nghệ không?
2. Ăn vóc học hay khuyên chúng ta điều gì?
Từ cách giải thích ăn vóc học hay nghĩa là gì ở trên chúng ta có thể rút ra một số ý nghĩa của câu này như sau:
-
Phải luôn ăn uống đầy đủ để có sức vóc cao lớn, khỏe manh. Phải học những điều tốt, điều hay để trí tuệ được mở mang, hiểu biết sâu rộng hơn.
-
Phải học hành đàng hoàng, luôn cố gắng phấn đấu, học những điều hay lẽ phải để xứng đáng với ơn sinh thành, quá trình nuôi nấng chăm lo của cha mẹ.
>>>Có thể bạn quan tâm: Chạnh lòng nghĩa là gì?
3. Tìm hiểu thêm về nguồn gốc tục ngữ ăn vóc học hay
Ở trên chúng ta thấy rằng câu ăn vóc học hay có nghĩa là gì có rất nhiều cách giải thích khác nhau. Lý do có lẽ có nhiều câu chuyện khác nhau đề cập đến câu tục ngữ này. Nghệ ngữ xin giới thiệu 2 câu chuyện như sau:
Chuyện anh học trò xứ Nghệ:
Xưa ở vùng Nghệ Tĩnh, có một gia đình nhà Nho có con gái đến tuổi lấy chồng. Năm ấy có một chàng trai to lớn, làm việc khỏe, ăn cũng rất khỏe đến xin trọ học.
Thấy chàng trai chịu học hành, lại chăm làm nên ông bố có ý định gả con. Tuy nhiên cô con gái thấy anh chàng vai vóc làm hùng hục không ra dáng thư sinh bèn chê. Thấy vậy người cha nói: Cha thấy người này chịu học, ăn khỏe. Dân gian chả có câu vóc khỏe mẹ ngọc. Con ạ, ăn vóc đi liền với học hay. Ta cho rằng, người này sau làm nên sự nghiệp".
Và đúng là chàng trai sau nay đỗ đạt, cưới cô gái này và họ sống hạnh phúc. Về sau, vùng Nghệ Tĩnh đã lấy câu "ăn vóc học hay" để khuyên răn: ăn uống đầy đủ thì người mới được khoẻ mạnh (có sức vóc), học những điều hay thì trí tuệ mới được mở mang, mới hiểu biết nhiều.
Chuyện anh học trò xứ Bắc
Ở vùng Kinh Bắc xưa có cậu học trò được gửi đến nhà thầy đồ học hành. Cậu thư sinh, sáng sủa nhưng được cưng chiều nên rất lười học.
Một hôm, cậu ngủ dậy rất muộn thấy thầy đồ đang cho gà ăn. Cậu ngạc nhiên trước đàn gà to liền hỏi:
- Thưa thầy, đàn gà thầy mới mua ạ?
- Không đây là đàn gà nở tháng trước, con thấy nó lớn nhanh không?
- Dạ nhanh lắm. Ở nhà con gà chậm lớn lắm ạ.
- Đúng vậy. Không ăn thì mẻ cũng chết. Người ta cũng vậy thôi. Phải ăn uống điều độ, đầy đủ thì mới có dáng vóc cao lớn, khỏe mạnh. Cũng như các con, phải học hành thì mới nên người. Người ta có câu: ăn lấy vóc, học lấy hay! Con không chịu học thì không đi đến đâu được
Cậu học trò nghe lời thầy liền ngộ ra, từ đó chịu khó học hành và thi đỗ đầu xứ Kinh Bắc.
Kết lại, với câu hỏi ăn vóc học hay nghĩa là gì theo Nghệ ngữ cách giải thích của học giả An Chi là hợp lý nhất: sự học xứng đáng với cái sự ăn, nghĩa là sự dùi mài kinh sử xứng đáng với sự nuôi nấng chu đáo của cha mẹ.
Tổng hợp bởi Nghengu.vn
Ý kiến bạn đọc
Đăng ký thành viên
Bài viết xem nhiều
-
Làm lốt hay nốt, xin lốt hay nốt đúng chính tả?
-
Méc hay mét khác nhau thế nào? Méc mẹ hay mét mẹ?
-
Viết kỹ càng hay kĩ càng? Nên viết i ngắn hay y dài hay hơn?
-
Tí hay tý? Tí nữa hay tý nữa? Tí xíu hay tý xíu viết đúng?
-
Xì xụp hay sì sụp đúng? Khi nào dùng sì sụp hoặc xì xụp?
-
Lãng tử là gì? Người lãng tử là người như thế nào?
-
Sà xuống hay xà xuống? Sà vào lòng hay xà vào lòng?
-
Tai vách mạch dừng hay tai vách mạch rừng mới đúng?
-
Không nói lên lời hay nên lời? Thốt lên lời hay thốt nên lời?
-
Già dơ hay già rơ mới là từ đúng chính tả?
-
Ráng lên hay rán lên? Ráng chịu hay rán chịu đúng?