Mưa giông hay mưa dông? Giông bão hay dông bão là đúng?
Mưa giông hay mưa dông là đúng? Đáp án mưa dông hay mưa giông đều đúng. Cùng Nghệ ngữ tìm hiểu chi tiết hơn cách dùng dông hay giông nhé!
1. Mưa giông hay mưa dông là đúng?
Như Nghệ ngữ đề cập ở trên, cả mưa giông hay mưa dông là đều được công nhận đúng chính tả. Điều này tương tự như cách viết co dãn hay co giãn trong tiếng Việt.
Cụ thể, người dùng có thể viết dông/giông tùy thích mà không bị đánh sai lỗi này. Bởi đây là một số phong phú của tiếng Việt.
Theo từ điển của Hoàng Phê (2006), Nguyễn Kim Thản (2005) và các từ điển này ngay đều công nhận giông hay dông như hai biến thể của cùng một từ với nghĩa: "biến động mạnh của thời tiết biểu hiện bằng hiện tượng phóng điện giữa các đám mây lớn, thường có gió". Vì vậy bạn có thể sử dụng linh hoạt cả 2 từ dông hoặc giông khi viết.
Hoặc tìm hiểu kỹ hơn, chúng ta sẽ thấy trên báo chí, văn học, truyền hình... đều dùng cả mưa giông hay mưa dông. Ví dụ cụ thể như sau:
-
Trên chương trình dự báo thời tiết: mưa dông, cơn dông, kiến thức phổ thông về dông sét
-
Trong văn học, có tác phẩm giông tố của Vũ Trọng Phụng. Từ "giông" theo tác giả Vũ Trọng Phụng là để nhấn mạnh, để tác phẩm đặc sắc, có tính tượng hình hơn.
Hoặc trên báo chí, chúng ta sẽ thấy dông hay giông được dùng tùy thích. Ví dụ ở báo Tuổi trẻ dùng "dông", thì báo VNexpress lại dùng "giông":
Dông:
-
Mưa dông đêm 20-4 ở Hà Nội: Trên cầu cũng ngập
-
Mưa dông ập đến, show Những thành phố mơ màng thành Những thành phố mưa rào
-
Mưa dông, lốc, một huyện ở Sơn La mất điện toàn bộ
Giông:
-
Hàng loạt cây đổ trong mưa giông ở Hà Nội
-
Miền Bắc, Nam tiếp tục mưa giông
-
Cây đổ, ôtô bị nước cuốn trong mưa giông
Như vậy, khi thắc mắc mưa giông hay mưa dông thì bạn đọc nhớ có thể dùng dông/giông đều được. Tuy nhiên, nếu viết văn, dùng nhấn mạnh thì bạn nên viết "giông" nhé.
>>>Xem thêm: Cám ơn hay cảm ơn là đúng?
2. Giông bão hay dông bão? Bão giông hay bão dông?
Với trường hợp, giông bão hay dông bão hoặc bão giông hay bão dông thì Hỏi đáp tiếng Nghệ khuyên bạn nên viết giông bão/bão giông nhé.
Lý do đây là từ thường được dùng theo nghĩa bóng, để ví những gian nan, thử thách, hoặc sự việc xảy ra dữ dội, mãnh liệt. Vì yếu tố đó việc dùng "gi" sẽ giúp nhấn mạnh hơn so với dùng "d". Điều này khác với rong chơi hay dong chơi!
Ví dụ, chúng ta thấy trên báo chí có các bài viết sau:
-
Đài Loan trong giông bão
-
Tình yêu vượt bão giông: Cô gái quyết cưới bạn trai mắc bệnh bạch cầu
-
Sau nửa năm gây sốt trên mạng, Tùng Dương lần đầu hát 'Ngày chưa giông bão' ở Nhà hát Lớn
-
Quyền Linh dẫn chuyện cho 'Những ngày giông bão' của Sài Gòn
-
Chỉ cần bên anh, giông bão đều không đáng sợ
Lưu ý thêm, từ "giông" còn là tính từ có nghĩa "có thể sẽ gặp phải điều không hay về sau, do đầu năm hay sáng sớm đã gặp hay làm phải điều coi là gở, theo tín ngưỡng dân gian". Ví dụ chúng ta nói: ngày mùng một Tết không dám to tiếng, sợ giông cả năm!
Để bạn đọc tiện thao khảo, phân biệt dông hay giông, tiếng Nghệ đã tổng hợp bảng sau:
Thắc mắc thường gặp |
Cách viết nên dùng |
mưa dông hay mưa giông |
mưa dông |
mưa giông hay dông |
mưa dông |
dông bão hay giông bão |
giông bão |
mưa dông hay giông |
mưa dông |
vết mưa giông hay mưa dông |
vết mưa giông/dông |
giông bão hay dông bão |
giông bão |
giông tố hay dông tố |
giông tố |
cơn dông hay giông |
cơn dông |
mất giông hay mất dông ngày tết |
mất giông ngày Tết |
giông cả năm hay dông cả năm |
giông cả năm |
Kết lại, dù viết mưa giông hay mưa dông thì đều đúng chính tả. Nhưng nếu viết văn, bạn nên viết mưa giông, giông tố, giông bão với ý nghĩa nhấn mạnh, khiến cho câu văn, tác phẩm trở nên đặc sắc hơn và có tượng hình hơn.
Tổng hợp bởi www.nghengu.vn
Ý kiến bạn đọc
Đăng ký thành viên
Bài viết xem nhiều
-
Làm lốt hay nốt, xin lốt hay nốt đúng chính tả?
-
Méc hay mét khác nhau thế nào? Méc mẹ hay mét mẹ?
-
Viết kỹ càng hay kĩ càng? Nên viết i ngắn hay y dài hay hơn?
-
Tí hay tý? Tí nữa hay tý nữa? Tí xíu hay tý xíu viết đúng?
-
Xì xụp hay sì sụp đúng? Khi nào dùng sì sụp hoặc xì xụp?
-
Lãng tử là gì? Người lãng tử là người như thế nào?
-
Sà xuống hay xà xuống? Sà vào lòng hay xà vào lòng?
-
Tai vách mạch dừng hay tai vách mạch rừng mới đúng?
-
Không nói lên lời hay nên lời? Thốt lên lời hay thốt nên lời?
-
Già dơ hay già rơ mới là từ đúng chính tả?
-
Ráng lên hay rán lên? Ráng chịu hay rán chịu đúng?