Chịu nổi hay chịu nỗi? Chịu không nổi hay chịu không nỗi?
Chịu nổi hay chịu nỗi, chịu không nổi hay chịu không nỗi viết đúng? Đáp án là trường hợp này bạn phải viết "nổi" dấu hỏi nha. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn ngay sau đây!

1. Viết chịu nổi hay chịu nỗi đúng?
Như trường hợp không nỗi hay không nổi thì với trường hợp chịu nổi hay chịu nỗi này bạn cần viết chịu nổi (dấu hỏi) mới đúng chính tả tiếng Việt.
Cụ thể, từ "nổi" ở đâu là phụ từ có nghĩa "biểu thị khả năng thực hiện của một việc khó khăn, nặng nề". Còn từ "chịu" là động từ có nghĩa "nhận lấy điều không hay, bất lợi cho mình".
Ví dụ chúng ta viết: Ai mà chịu nổi, ai làm nổi, không nén nổi, không vác nổi, nợ nhiều quá không trả nổi, không thể tượng tượng nổi hắn như vậy....
Trên báo chí, từ "chịu nổi" xuất hiện khá nhiều. Ví dụ các bài báo sau trên báo Tuổi trẻ:
-
Chịu không nổi mùi hôi thối khủng khiếp từ các lò hấp cá
-
'Rổ meme' hài không chịu nổi từ dàn Anh trai vượt ngàn chông gai
-
Không thể chịu nổi mấy ông thánh của VTV nói huyên thuyên
>>>Tìm hiểu thêm: Cách phân biệt nông nổi hay nông nỗi chính xác nhất
2. Chịu không nổi hay chịu không nỗi?
Tương tự trường hợp chịu nổi hay chịu nỗi thì với trường hợp này bạn đọc cần viết là chịu không nổi (dấu hỏi) mới đúng nhé.
Một số ví dụ dùng "chịu không nổi" mà bạn dễ tìm thấy trên báo chí như sau:
-
Không chịu nổi giọng nói ẽo ợt của chị chồng
-
'Không chịu nổi cái nóng ở TP HCM'
Như vậy, cách viết đúng là chịu nổi, chịu không nổi, không chịu nổi... bạn nha. Riêng từ "nỗi" thường dùng trong nỗi niềm, nỗi lòng, không nỗi nào... bạn nhé. Nếu còn thắc mắc bạn hãy nhắn tin qua Facebook tiếng Nghệ.
Viết bởi Nghengu.vn
Ý kiến bạn đọc
Đăng ký thành viên
Bài viết xem nhiều
-
Diễu hành hay diễn hành? Diễu binh hay diễn binh đúng chính tả?
-
Sáp lại gần hay xáp lại gần? Phân biệt sáp hay xáp chi tiết
-
Thành ngữ ướt như chuột lột hay ướt như chuột lội mới đúng?
-
Tán hay táng vào mặt? Tán gia bại sản hay táng gia bại sản?
-
Đều như vắt tranh hay vắt chanh hay vách tranh mới đúng?
-
Viết/gọi là lòng xe điếu hay se điếu mới đúng chính tả?
-
Viết kỳ vọng hay kì vọng? Nên dùng i ngắn hay y dài?
-
Viết trút giận hay chút giận? Trút nước hay chút nước?
-
Viết cho chừa hay cho trừa? Chừa tội hay trừa tội đúng?
-
Viết lổ chổ hay lỗ chỗ, lổ đổ hay lỗ đỗ đúng?
-
Thi thoảng hay thỉnh thoảng, thảng thốt hay thoảng thốt đúng?