Chú tâm hay trú tâm đúng chính tả? Nghĩa gốc từ này là gì?
1. Chú tâm hay trú tâm đúng?
Như trường hợp chú trọng hay trú trọng thì trường hợp chú tâm hay trú tâm là do nhầm lẫn tr/ch - chú/trú trong tiếng Việt. Và đáp án như chúng tôi nói ở trên, cách viết chú tâm đúng chính tả nhé.
Cụ thể, từ điển tiếng Việt chỉ ghi nhận từ chú tâm. Hoặc trên báo chí, sách... bạn đọc cũng sẽ thấy từ chú tâm được sử dụng rất phổ biến. Ví dụ các bài báo sau đây:
-
Biden không quá chú tâm phiên tòa luận tội Trump
-
Học sinh thời này không còn chú tâm học hành
-
Anh đừng chú tâm vào những chuyện vặt vãnh
>>>Xem thêm: Chằn chọc hay trằn trọc? Phân biệt chọc hay trọc chi tiết
2. Chú tâm là gì? Đồng nghĩa với từ nào?
Theo từ điển tiếng Việt, chú tâm là động từ có nghĩa "để hết tâm trí (vào việc gì)". Từ chú tâm đồng nghĩa với các từ chú mục, chuyên chú, chuyên tâm, chăm chú...
Mặc dù chú tâm mới là từ viết đúng chính tả, nhưng trên thực tế theo Nghệ ngữ tìm hiểu thì nhiều người vẫn viết trú tâm. Bạn đọc cần tránh các cách viết sai sau đây nha.
-
Trú tâm học hành: ❌
-
Trú tâm công việc: ❌
Kết lại, khi thắc mắc chú tâm hay trú tâm, bạn đọc nhớ viết chú tâm đúng chính tả nhé. Ngoài ra bạn cần phân biệt giữa chú/trú theo từng ngữ cảnh mà bài viết trước chúng tôi đã đề cập. Hãy để lại bình luận hoặc nhắn tin qua Facebook tiếng Nghệ nếu bạn còn thắc mắc nhé!
Ý kiến bạn đọc
Đăng ký thành viên
Bài viết xem nhiều
-
Làm lốt hay nốt, xin lốt hay nốt đúng chính tả?
-
Méc hay mét khác nhau thế nào? Méc mẹ hay mét mẹ?
-
Viết kỹ càng hay kĩ càng? Nên viết i ngắn hay y dài hay hơn?
-
Tí hay tý? Tí nữa hay tý nữa? Tí xíu hay tý xíu viết đúng?
-
Xì xụp hay sì sụp đúng? Khi nào dùng sì sụp hoặc xì xụp?
-
Lãng tử là gì? Người lãng tử là người như thế nào?
-
Sà xuống hay xà xuống? Sà vào lòng hay xà vào lòng?
-
Tai vách mạch dừng hay tai vách mạch rừng mới đúng?
-
Không nói lên lời hay nên lời? Thốt lên lời hay thốt nên lời?
-
Già dơ hay già rơ mới là từ đúng chính tả?
-
Ráng lên hay rán lên? Ráng chịu hay rán chịu đúng?