Giả trân hay giả chân đúng? Nên dùng từ này hay không?
Như trường hợp chân quý hay trân quý thì cả 2 từ giả trân hay giả chân đều không có trong từ điển tiếng Việt. Đây có thể xem là một từ mới, thuộc ngôn ngữ gen Z. Tìm hiểu chi tiết hơn ngay bài viết sau!

1. Viết giả trân hay giả chân đúng?
Như đề cập ở trên, cả giả trân và giả chân đều không được ghi nhận trong từ điển tiếng Việt như trường hợp chân ái hay trân ái. Tuy nhiên, hiện nay từ "giả trân" được sử dụng phổ biến trong đời sống lẫn trên mạng xã hội nên có thể xem đây là từ viết đúng.
Tuy nhiên, bạn đọc cũng cần lưu ý rằng, "giả trân" vốn là ngôn ngữ nói, thường được giới trẻ dùng trong giao tiếp để tăng thêm vẻ hài hước, kịch tính. Nên khi viết trong các văn bản trang trọng bạn đọc không nên dùng từ này.
Hoặc nếu dùng thì hãy để "giả trân" trong ngoặc kép như các ví dụ sau nha:
-
Phim Việt "giả trân" vì để diễn viên 30 tuổi đóng vai ông lão
-
Những vườn mai "giả trân" ở Sài Gòn
-
Phim Việt tràn ngập "cảnh giả trân"
2. Giả trân là gì? Bắt nguồn từ đâu?
Như đã nói, giả trân không có trong từ điển. Từ này chỉ là cách ghép của giới trẻ của 2 từ "giả", và "trân":
-
Giả: giả dối, không đúng sự thật
-
Trân: Lộ ra, trơ ra, không có vỏ bọc, không biết xấu hổ
Ghép lại, giả trân có nghĩa chỉ ai đó hoặc sự việc, hành động nào đó không thật, cố tình diễn như thật một cách lộ liễu, khiên cưỡng.
-
Cười giả trân: Cười đểu, gượng cười
-
Nước mắt giả trân: Nước mắt cá sấu, không thành thật
-
Câu trả lời giả trân: Câu trả lời gượng gạo
-
Nét diễn giả trân: Diễn lộ liễu
-
Con người giả trân: Con người luôn diễn, phô ra vẻ tốt đẹp nhưng không qua mắt được người đối diện.
-
Không hề giả trân: Diễn mà người xem biết diễn nhưng mang lại cảm giác đáng yêu, giải trí, không gây ghen ghét.
Như vậy, khi nói giả trân thì người nói thể hiện cảm xúc không hài lòng về hành động, sự việc, sự vật nào đó.
Như vậy, cả giả trân hay giả chân đều không có trong từ điển tiếng Việt. Tuy nhiên bạn đọc có thể dùng từ giả trân trong giao tiếp với bạn bè để tăng thêm phần thú vị nhé. Nếu còn thắc mắc khác hãy nhắn tin qua Facebook tiếng Nghệ để được giải đáp nha!
Ý kiến bạn đọc
Đăng ký thành viên
Bài viết xem nhiều
-
Nắm được hay lắm được? Nắm bắt hay lắm bắt? Phân biệt nắm & lắm
-
Viết li ti hay ly ti đúng? Nên viết i ngắn hay y dài hay hơn?
-
Viết di dỉ dì di hay gi gỉ gì gi mới đúng chính tả?
-
Nữa hay nửa? Nữa ngày hay nửa ngày? Một nữa hay một nửa?
-
Viết hoan hỷ hay hoan hỉ sẽ hay, phù hợp hơn?
-
Khúc mắc hay khuất mắc hay khúc mắt từ nào đúng chính tả?
-
Tuýp người hay típ người? Phân biệt tuýp hay típ
-
Xài xể hay sài sể hay sài xể đúng? Nghĩa của từ này là gì?
-
Viết dãy hay giãy? Giãy đành đạch hay dãy đành đạch?
-
Sàm sỡ hay xàm sỡ hay xàm xỡ? Nên viết từ nào phù hợp?
-
Viết dỡn hay giỡn mới đúng chính tả tiếng Việt?