Viết gửi gấm hay gửi gắm hay gởi gắm đúng chính tả?
Trong 3 cách viết sau thì trường hợp nào đúng chính tả tiếng Việt: gửi gấm hay gửi gắm hay gởi gắm? Đáp án là viết gửi gắm, gởi gắm đúng bạn đọc nhé. Tìm hiểu chi tiết ngay sau đây!

1. Viết gửi gấm hay gửi gắm?
Một bạn đọc nhắn tin qua Facebook tiếng Nghệ hỏi rằng: Trong 3 cách viết gửi gấm, gửi gắm, gởi gắm thì từ nào viết đúng chính tả? Bạn cũng nói thêm, bạn thấy trên mạng xã hội đang tồn tại cả 3 cách viết này.
Thưa cùng bạn đọc, theo tìm hiểu của Nghệ ngữ thì 2 cách viết gửi gắm và gởi gắm là đúng chính tả. Còn viết "gửi gấm" là sai, do nhầm lẫn gắm/gấm - 2 từ vốn phát âm tương đồng.
Cụ thể hơn, ở bài viết gởi hay gửi chúng tôi đã đề cập điều này. Trong đó, gửi/gởi là 2 từ đồng nghĩa, tùy theo vùng miền mà sử dụng khác nhau.
-
Gửi gắm: Là tiếng phổ thông, người miền Bắc, miền Trung hay dùng
-
Gởi gắm: Là phương ngữ miền Nam hay dùng
Trên báo chí, bạn đọc cũng sẽ thấy cả 2 cách viết gửi gắm hay gởi gắm được dùng song song. Trong đó, "gửi gắm" là từ được dùng phổ biến hơn:
Gửi gắm:
-
Nhà thiết kế Liên Hương gửi gắm trong bộ sưu tập mớ
-
Hiền Thục gửi gắm tuổi thơ qua âm nhạc
-
Gửi gắm cho các dự án hạ tầng 'khủng'
Gởi gắm:
-
Những bức tượng xây bằng cát với nhiều thông điệp gởi gắm đến người dân
-
Tôi đã chọn Tuổi Trẻ để gởi gắm thông tin
-
Văn hóa gởi gắm
2. Gửi gắm, gởi gắm nghĩa là gì?
Theo từ điển tiếng Việt, gửi gắm là động từ có nghĩa "giao cho người khác hay đặt vào ở đâu đó cái quý giá của mình với sự tin tưởng và tình cảm tha thiết". Ví dụ: Em gửi gắm cuộc đời cho anh!
Như vậy, khi thắc mắc viết gửi gấm hay gửi gắm hay gởi gắm thì bạn đọc có thể chọn một trong hai cách viết là gửi gắm, gởi gắm nha. Nếu còn thắc mắc khác bạn có thể tìm đọc TẠI LINK NÀY nhé!
Tags: hỏi đáp tiếng nghệ
Ý kiến bạn đọc
Đăng ký thành viên
Bài viết xem nhiều
-
Viết cởi chuồng hay cởi truồng, trần chuồng hay trần truồng?
-
Viết vuột mất hay vụt mất đúng? Nên dùng từ nào phù hợp?
-
Diễu hành hay diễn hành? Diễu binh hay diễn binh đúng chính tả?
-
Sáp lại gần hay xáp lại gần? Phân biệt sáp hay xáp chi tiết
-
Thành ngữ ướt như chuột lột hay ướt như chuột lội mới đúng?
-
Tán hay táng vào mặt? Tán gia bại sản hay táng gia bại sản?
-
Đều như vắt tranh hay vắt chanh hay vách tranh mới đúng?
-
Viết/gọi là lòng xe điếu hay se điếu mới đúng chính tả?
-
Viết dăng hay giăng? Dăng dây hay giăng dây? Dăng lưới hay giăng lưới?
-
Viết kỳ vọng hay kì vọng? Nên dùng i ngắn hay y dài?
-
Viết họa sĩ hay họa sỹ? Thụy sỹ hay thụy sĩ phù hợp?