Gởi hay gửi? Kính gửi hay kính gởi? Cách phân biệt gởi và gửi

Thứ hai - 08/07/2024 22:12
Gởi hay gửi đều là từ có chung nghĩa theo từ điển tiếng Việt. Nhưng cách dùng gửi hay gửi sẽ khác nhau. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về từ này nhé!
goi hay gui
Viết "gửi" phổ biến hơn.

 

1. Gởi hay gửi nghĩa là gì?


Trong từ điển tiếng Việt, gởi hay gửi đều động từ và có chung nghĩa như sau:
 

  • Chuyển đến người khác, nơi khác qua khâu trung gian. Ví dụ: gửi điện khẩn, gửi quà, gửi bưu phẩm, bưu kiện...

  • Làm cho đến ở nơi nào đó để làm việc gì đó. Ví dụ: gửi cán bộ sang nước ngoài học tập...

  • Giao cái của mình cho người khác giữ, nhờ họ trông coi, bảo quản. Ví dụ: gửi con vào nhà trẻ, gửi nhà cho hàng xóm, gửi tiền ở ngân hàng...

  • (Khẩu ngữ) đưa lại, trả lại (lối nói lịch sự). Ví dụ: xin gửi lại anh tiền tôi mượn mấy hôm trước

  • (sống, sinh sống) tạm nhờ vào, dựa vào người khác. Ví dụ: ăn gửi nằm nhờ


Trong đó, gởi được xem là phương ngữ, ít dùng hơn so với từ gửi. Trong đa số trường hợp người ta sẽ viết gửi thay vì gởi. 

Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng, gửi hay gởi đồng nghĩa nhưng cách dùng khác nhau. Cụ thể như bảng sau:

 

GỞI

GỬI

đưa cho ai, bằng cách nhờ hay sai người đem đến. Ví dụ: gởi thơ, gởi hàng...

dùng về tinh thần, tức là gởi những thứ có tính cách trừu tượng, ví dụ: gửi lời chào, gửi lời thăm...
Hoặc có nghĩa rộng là ký thác, ví dụ "chọn mặt gửi vàng"


>>>Có thể bạn quan tâm: 

2. Kính gửi hay kính gởi? Gửi xe hay gởi xe?
 

kinh gui hay kinh goi
Đa số trường hợp viết gửi.


Qua bảng trên chúng ta thấy gởi hay gửi đều có chung một nghĩa, trong đó từ gửi được dùng phổ biến hơn. Bảng dưới đây sẽ giúp bạn đọc dễ nhớ hơn.
 

Thắc mắc

Cách viết đúng

 kính gửi hay kính gởi

kính gửi

 gửi hay gởi mới đúng

cả 2 đều đúng, gửi phổ biến hơn

gởi đúng hay kính gửi

kính gửi

gửi giỏ xách hay gởi giỏ xách

gửi giỏ xách

 kí gởi hay ký gửi

ký gửi

kính gửi hay gởi

kính gửi

thân gửi hay thân gởi

thân gửi

 viết email nên kính gửi hay gởi

kính gửi


Thêm một thông tin thú vị đến bạn đọc, trong từ điển tiếng Nghệ Tĩnh thì người dân nói "gởi" nhiều hơn "gửi": Gởi thư, gởi trẻ, gởi con...

Như vậy, gởi hay gửi đều có chung một nghĩa. Trong đó gởi là phương ngữ ít dùng hơn so với gửi. Nên đa số trường hợp bạn đọc hãy viết gửi nha!

 

Tổng hợp bởi Nghengu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 15 trong 3 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 3 phiếu bầu

  Ý kiến bạn đọc

.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây