Nơi chôn nhau cắt rốn hay chôn rau cắt rốn đúng?
Viết nơi chôn nhau cắt rốn hay chôn rau cắt rốn đúng? Đáp án là cả 2 đều đúng, được ghi nhận trong các từ điển. Tuy nhiên, khi viết thì nên chọn "nhau" hay "rau"? Mời bạn cùng tìm hiểu chi tiết nhé!

1. Nơi chôn nhau cắt rốn hay chôn rau cắt rốn?
Tranh cãi viết nơi chôn nhau cắt rốn hay chôn rau cắt rốn từng "rùm beng" trên nhiều diễn đàn như trường hợp giương đông kích tây hay dương đông kích tây, tự lực gánh sinh hay tự lực cánh sinh... Vậy câu nào viết đúng? Theo tìm hiểu của Nghệ ngữ thì cả 2 đều viết đúng vì được ghi nhận trong các từ điển uy tín. Cụ thể như sau:
Chôn nhau cắt rốn:
-
Đại Từ điển Tiếng Việt ghi nhận như "chôn rau cắt rốn".
-
Từ điển - Nguyễn Lân ghi nhận với nghĩa "nói nơi mình đã sinh ra".
-
Từ điển - Việt Tân ghi nhận với nghĩa "nói nơi sinh của mình", "nói nơi phát sinh ra đầu tiên".
-
Từ điển tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học ghi nhận với nghĩa "(Văn chương) chỉ nơi sinh ra (ai đó) với tình cảm tha thiết.".
Chôn rau cắt rốn:
-
Đại Từ điển Tiếng Việt ghi nhận với 3 nghĩa "được sinh ra", "huộc nơi mình sinh ra, thuộc quê hương nơi có sự gắn bó máu thịt với mình", "thuộc nơi xuất phát, khởi đầu của một tổ chức, một phong trào".
-
Từ điển - Nguyễn Lân và Từ điển tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học ghi nhận "chôn rau cắt rốn" như "chôn nhau cắt rốn".
Cụ thể hơn, "nhau", "rau" đều là một, chỉ là biến âm tùy theo từng vùng miền gọi mà thôi. Chi tiết hơn thì "nhau" hay "rau" đều chỉ bộ phận nối thai nhi với thành tử cung của mẹ qua dây rốn để cung cấp dinh dưỡng, bài tiết chất thải và trao đổi khí cho thai nhi.
>>>Xem thêm: Viết bày binh bố trận hay bài binh bố trận mới đúng?
2. Nên viết "chôn nhau" hay "chôn rau" hay hơn?
Như vậy dù viết "chôn nhau cắt rốn" hoặc "chôn rau cắt rốn" cũng đều đúng vì được ghi nhận trong các từ điển uy tín kể trên. Câu hỏi lúc này là: Nên viết "chôn nhau" hay "chôn rau" sẽ hay hơn, phù hợp hơn?
Theo chuyên mục Hỏi đáp tiếng Nghệ thì nên viết chôn nhau cắt rốn sẽ hay hơn. Vì, nhau là nhau thai, rốn là cuốn rốn. Truyền thống xưa, khi đứa bé sinh ra thì nhau thai, cuốn rốn sẽ đem chôn vào đất để ghi nhớ máu mủ dòng họ, để đứa bé sau này lớn lên, dù đi đâu cũng nhớ về quê hương, cội nguồn của mình.
Hơn nữa, ngày nay, cụm từ "chôn nhau" được dùng phổ biến hơn, đặc biệt trong văn chương. Ví dụ trên báo chí bạn đọc sẽ thấy:
-
Tranh thủ được một tối trong chuyến công tác ngắn ngày ở Hà Nội - nơi chôn nhau cắt rốn, tôi ghé thăm...
-
Hàng trăm ngàn người đã chọn quê hương thứ hai, bỏ lại sau lưng nơi chôn nhau cắt rốn...
-
Chuyến xe về lại nơi chôn nhau cắt rốn. Chuyến xe của hành trình 20 năm mới được về quê ăn tết....
Kết lại, cả 2 cách viết nơi chôn nhau cắt rốn hay nơi chôn rau cắt rốn đều đúng chính tả vì được ghi nhận trong các từ điển. Tuy nhiên, khi viết, đặc biệt là viết văn chương thì nên chọn cách viết là "chôn nhau cắt rốn" bạn nhé. Nếu còn thắc mắc bạn hãy nhắn tin qua Facebook tiếng Nghệ nha!
Ý kiến bạn đọc
Đăng ký thành viên
Bài viết xem nhiều
-
Nữa hay nửa? Nữa ngày hay nửa ngày? Một nữa hay một nửa?
-
Xài xể hay sài sể hay sài xể đúng? Nghĩa của từ này là gì?
-
Viết dỡn hay giỡn mới đúng chính tả tiếng Việt?
-
Giương đông kích tây hay dương đông kích tây? Phân biệt dương & giương
-
Đặt biệt hay đặc biệt đúng? Phân biệt đặt hay đặc
-
Viết cực kỳ hay cực kì? Cực kì hấp dẫn hay cực kỳ hấp dẫn?
-
Đía là gì? Nói đía, nhìn đía, bịa đía nghĩa là sao?
-
Viết xếp chồng hay xếp trồng? Chồng lên nhau hay trồng lên nhau?
-
Bản hay bảng? Bản tin hay bảng tin? Bản mạch hay bảng mạch?
-
Viết kỳ nghỉ hay kì nghỉ? Dùng i ngắn hay y dài phù hợp hơn?
-
Viết tắc trách hay tất trách mới đúng chính tả tiếng Việt?