Thành ngữ ra ngô ra khoai hay ra môn ra khoai mới đúng?

1. Ra ngô ra khoai hay ra môn ra khoai mới đúng?
Nếu tra từ điển, chúng ta sẽ thấy cả 2 cách viết là "ra môn ra khoai" và "ra ngô ra khoai". Cụ thể trong 3 từ điển dưới đây Nghệ ngữ đều thấy ghi nhận 2 cách viết này với nghĩa " ví làm việc gì có kết quả rõ ràng, đâu ra đấy".
-
Từ điển tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học
-
Đại Từ điển Tiếng Việt
-
Từ điển - Nguyễn Lân
Trong đó, cách viết "ra môn ra khoai" được xem là cách viết đúng, thành ngữ gốc, sau đó trải qua nhiều thời gian, dân gian biến đổi thành cách viết/nói "ra ngô ra khoai" vì lý do là ngô và khoai vốn là thức ăn quen thuộc, thường xuất hiện trong nhiều ca dao, tục ngữ như "được mùa chớ phụ ngô khoai, đến khi thất bát lấy ai bạn cùng".
2. Vì sao nên viết/nói là "ra môn ra khoai" mới đúng?
Trên thực tế, chúng ta sẽ thấy có người thì nói/viết "ra ngô ra khoai", còn có người thì lại thích cách viết/nói "ra môn ra khoai". Vậy cách viết/nói nào là chính xác nhất và nên dùng? Theo tìm hiểu của chuyên mục Hỏi đáp tiếng Nghệ thì bạn đọc nên viết là "ra môn ra khoai" như trường hợp "ướt như chuột lột" hay "chôn nhau cắt rốn" nhé.
-
2 sự vật "môn, khoai" có nhiều nét tương đồng hơn là "ngô, khoai", nếu không quan sát chu đáo thì dễ dẫn đến sự nhầm lẫn. Điều này sẽ phù hợp với nghĩa bóng là "làm cho ra nhẽ, minh bạch, rõ ràng, không úp úp mở mở, làm đâu ra đó, không nhập nhằng, lẫn lộn".
-
"Ngô, khoai" không có gì tương đồng về hình dáng, màu sắc nên nếu nhập chung thì rất dễ phân biệt. Suy ra, câu "ra ngô ra khoai" không hợp lý.
-
Củ môn và củ khoai có nhiều nét giống nhau, khó phân biệt nếu nhìn qua nên viết "ra môn ra khoai" sẽ hợp lý hơn.
Theo nhiều nhà nghiên cứu, khoai ở đây không phải là "khoai lang" mà là khoai sọ - loại khoai rất giống khoai môn. Như vậy, ra "môn ra khoai" là "ra khoai môn, ra khoai sọ" - cùng loại nên khó phân biệt.
Trong Từ điển Tiếng Việt của Trung tâm Ngôn ngữ - Bộ Giáo dục và Đào tạo, trang 1388 cũng ghi rất rõ: Ra môn ra khoai là làm cho rõ ràng, không nhập nhằng lẫn lộn ví như phải làm rõ đâu là khoai môn, đâu là khoai sọ".
Như vậy, theo suy luận ở trên thì chúng ta hoàn toàn có cơ sở để loại câu "ra ngô ra khoai". Và phải viết/nói "ra môn ra khoai" mới chính xác nhất.
Kết lại, dù từ điển có ghi nhận cả ra ngô ra khoai hay ra môn ra khoai nhưng khi viết/nói bạn đọc nên chọn cách viết đúng là "ra môn ra khoai" nhé. Nếu còn thắc mắc bạn hãy nhắn tin qua Facebook tiếng Nghệ nha!
Ý kiến bạn đọc
Đăng ký thành viên
Bài viết xem nhiều
-
Nữa hay nửa? Nữa ngày hay nửa ngày? Một nữa hay một nửa?
-
Viết dỡn hay giỡn mới đúng chính tả tiếng Việt?
-
Viết xếp chồng hay xếp trồng? Chồng lên nhau hay trồng lên nhau?
-
Đía là gì? Nói đía, nhìn đía, bịa đía nghĩa là sao?
-
Viết cực kỳ hay cực kì? Cực kì hấp dẫn hay cực kỳ hấp dẫn?
-
Viết xà quầng hay xà quần đúng? Nghĩa cụ thể là gì?
-
Quấn hay cuốn? Quấn hút hay cuốn hút? Quấn người hay cuốn người?
-
Sát muối hay xát muối đúng? Phân biệt sát và xát
-
Dóng hàng hay gióng hàng? Khi nào viết gióng hay dóng?
-
Dập hay giập đúng? Dập nát hay giập nát? Dập tắt hay giập tắt?
-
Viết chỉ trỏ hay chỉ chỏ đúng? Phân biệt trỏ và chỏ