Trướng bụng hay chướng bụng mới là cách viết đúng?
Trướng bụng hay chướng bụng mới là cách viết đúng? Vì sao trên báo chí xuất hiện cả 2 cách viết này? Cùng tìm hiểu chi tiết với Nghệ ngữ ngay sau đây!
1. Trướng bụng hay chướng bụng mới đúng?
Như chúng tôi từng đề cập ở bài viết phân biệt trướng hay chướng thì cách viết trướng bụng - viết tr mới chính xác. Cụ thể, trướng ở đây là tính từ chỉ bụng đầy ứ và căng phình lên, gây cảm giác khó chịu.
Còn từ "chướng" viết trong "chướng bụng" là sai, vì nghĩa từ chướng là "trái với lẽ thường và gây cho mọi người cảm giác khó coi, hoặc khó chịu" - không phù hợp khi đặt cạnh "bụng". Tuy nhiên, do thói quen phát âm, chúng ta thường dễ nói "chướng bụng" hơn là "trướng bụng" nên cách nói này phổ biến hơn. Từ đó, sai thành đúng, được nhiều người chấp nhận.
Đó cũng là lý do mà trên báo chí hay website các bệnh viện lớn, bạn đọc sẽ thấy nơi thì ghi chướng bụng, nơi lại ghi trướng bụng. Ví dụ như sau:
Chướng bụng:
-
Đầy hơi, chướng bụng cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm
-
Bé trai hay ọc sữa, chướng bụng vì u quái hiếm gặp
-
Nguyên nhân gây chướng bụng đầy hơi kéo dài
Trướng bụng:
-
Đầy trướng bụng kéo dài vì trào ngược dạ dày
-
Đầy hơi trướng bụng – dấu hiệu cảnh báo bạn không nên bỏ qua
2. Nên viết chướng bụng hay trướng bụng?
Câu hỏi đặt ra lúc này, nên viết trướng bụng hay chướng bụng? Khi mà "chướng bụng" vốn dĩ sai chính tả thì bạn nên viết trướng bụng. Còn khi nói, bạn nên "chấp nhận cái sai", theo số đông để dễ nghe, dễ hiểu, hãy nói "chướng bụng" nhé.
Còn nhiều trường hợp nhầm lẫn trướng/chướng khác mà Nghệ ngữ sẽ tiếp tục cập nhật. Mời bạn đón đọc ở các bài viết sau nha. Hoặc bạn có thể nhắn tin hỏi trực tiếp tại Facebook tiếng Nghệ nhé!
Ý kiến bạn đọc
Đăng ký thành viên
Bài viết xem nhiều
-
Làm lốt hay nốt, xin lốt hay nốt đúng chính tả?
-
Rứa thâu là gì trong tiếng Nghệ? Ví dụ về từ rứa thâu
-
Méc hay mét khác nhau thế nào? Méc mẹ hay mét mẹ?
-
Gia lộc hay ra lộc đúng? Cách phân biệt gia hay ra chi tiết
-
Phân biệt nhằm hay nhầm chính xác nhất theo từng ví dụ
-
Gãy hay gẫy mới đúng chính tả tiếng Việt?
-
Băn khoăn hay bâng khuâng khác nhau như thế nào?
-
Viết thí dụ hay ví dụ đúng? Khi nào dùng ví dụ/thí dụ?
-
Viết ỷ y hay ỉ i? Ỉ lại hay ỷ lại đúng chính tả tiếng Việt?
-
Viết kỹ càng hay kĩ càng? Nên viết i ngắn hay y dài hay hơn?
-
Nuông chìu hay nuông chiều? Chiều ý hay chìu ý đúng?