Truyền cành hay chuyền cành viết đúng chính tả tiếng Việt?

1. Viết truyền cành hay chuyền cành?
Viết chim truyền cành hay chuyền cành? Đáp án là chuyền cành viết đúng chính tả bạn nha, còn truyền cành viết sai, do nhầm lẫn tr/ch như trường hợp chuyển nước hay truyền nước.
Cụ thể, "chuyền" ở đây là động từ chỉ "di chuyển thân thể từng quãng ngắn trên không từ chỗ này sang chỗ khác". Ví dụ: chim chuyền cành, khỉ chuyền từ ngọn cây này qua ngọn cây khác,...
Còn, "truyền" thường kết hợp với những đối tượng nguyên khối, hình dạng không cố định hoặc trừu tượng, không thể nhìn thấy, ví dụ: truyền máu, truyền dịch nên không phù hợp trong ngữ cảnh này.
>>>Xem thêm: Khi nào viết dây truyền hay dây chuyền?
2. Mẹo phân biệt truyền và chuyền
Để tránh nhầm lẫn truyền và chuyển khi viết/nói, bạn đọc nhớ các lưu ý sau:
-
Về đối tượng kết hợp, "chuyền" thường đi với những đối tượng rời, hình dạng cố định, cụ thể, có thể thấy được. Ví dụ: chuyền bóng, chuyền tay, chim chuyền từ cành này sang cành khác,… Còn “truyền” thường kết hợp với những đối tượng nguyên khối, hình dạng không cố định hoặc trừu tượng, không thể nhìn thấy như truyền máu, truyền dịch, truyền nhiệt, truyền bệnh, truyền điện, truyền thanh, truyền hình,...
-
"Truyề"n thường đi với các yếu tố Hán Việt như gia truyền, truyền thống, chân truyền, truyền bá, truyền thụ, truyền giáo, truyền đạt, truyền kiếp, truyền kỳ, lưu truyền, thất truyền, truyền đạo, di truyền, truyền nhiễm, truyền cảm, truyền thông, truyền thần… Còn "chuyền" là từ thuần Việt nên đi với các từ thuần Việt như bóng chuyền, chim chuyền cành, băng chuyền, đường chuyền, chuyền tay nhau…
Như vậy, chuyền cành mới là từ viết đúng chính tả, còn truyền sẽ kết hợp với các trường hợp từ Hán Việt khác. Bạn đọc nhớ phân biệt để tránh nhầm lẫn khi viết, nói nha. Tìm hiểu thêm các bài viết khác tại chuyên mục Hỏi đáp tiếng Nghệ nha!
Ý kiến bạn đọc
Đăng ký thành viên
Bài viết xem nhiều
-
Viết xà quầng hay xà quần đúng? Nghĩa cụ thể là gì?
-
Dóng hàng hay gióng hàng? Khi nào viết gióng hay dóng?
-
Viết thứ bảy hay thứ bẩy? Bảy mươi hay bẩy mươi? Bảy hay bẩy?
-
Viết chỉ trỏ hay chỉ chỏ đúng? Phân biệt trỏ và chỏ
-
Quài hay hoài? Hoài luôn hay quài luôn mới đúng chính tả?
-
Nước chảy xiết hay chảy siết mới đúng chính tả?
-
Viết rụt rè hay dụt dè, rè rặt hay dè dặt? Phân biệt rè và dè
-
Điều hay đều? Biết đều hay biết điều? Điều có hay đều có?
-
Viết sắp nhỏ hay xấp nhỏ mới đúng chính tả? Nghĩa là gì?
-
Sục là gì trên Facebook? Nên hiểu nghĩa sao cho đúng?
-
Nhớ man mán hay mang máng? Nghĩa cụ thể là gì?