Viết mát mẻ hay mát mẽ? Phân biệt mẻ hay mẽ chi tiết
Trong tiếng Việt, dấu hỏi và dấu ngã thường xuyên bị nhầm lẫn. Như trường hợp mát mẻ hay mát mẽ, mạnh mẽ hay mạnh mẻ,... Bài viết sau sẽ giúp bạn phân biệt chi tiết!
1. Viết mát mẻ hay mát mẽ?
Với trường hợp này, bạn cần viết mát mẻ - dấu hỏi nhé. Cụ thể, mát mẻ là tính từ có nghĩa "mát, gây cảm giác dễ chịu (nói khái quát)". Ví dụ: trời thu mát mẻ, không khí mát mẻ dễ chịu, ăn mặc mát mẻ thế...
Việc nhiều người nhầm lẫn mát mẻ hay mát mẽ là do nhiều vùng miền khi phát âm không phân biệt dấu hỏi, dấu ngã như trường hợp mải mê hay mãi mê mà chúng tôi từng đề cập.
Từ mát mẻ được sử dụng khá phổ biến, trên báo chí bạn đọc sẽ thấy nhiều tờ báo dùng từ này như sau:
-
Hồ Tràm mát mẻ ngày đua DNSE Aquaman Vietnam 2024
-
Miền Bắc và Trung tuần tới mát mẻ
-
Thời tiết mát mẻ ngày thi đấu VnExpress Marathon Danang Midnight
-
Miền Bắc đón không khí lạnh, thời tiết mát mẻ
-
Thời tiết mát mẻ ở giải chạy đêm TP HCM 2024
>>>Xem thêm:
2. Viết mạnh mẻ hay mạnh mẽ? Phân biệt mẻ hay mẽ
Ngược lại với trường hợp trên thì trường hợp này bạn đọc cần viết mạnh mẽ - dấu ngã. Cụ thể, mạnh mẽ là tính từ có nghĩa "có nhiều sức lực, tiềm lực (nói khái quát)".
Ví dụ dùng từ mạnh mẽ trên báo chí như sau:
-
Vợ chê tôi không mạnh mẽ, không đàn ông
-
Messi: 'Inter Miami sẽ trở lại mạnh mẽ hơn'
-
Nga dọa đáp trả mạnh mẽ nếu Ukraine dùng tên lửa tầm xa
Để bạn đọc dễ dàng phân biệt khi nào viết mẻ hay mẽ, Hỏi đáp tiếng Nghệ đã tổng hợp thành bảng sau:
Thắc mắc |
Từ viết đúng chính tả |
mát mẽ hay mát mẻ |
mát mẻ |
mạnh mẻ hay mạnh mẽ |
mạnh mẽ |
khoe mẻ hay khoe mẽ |
khoe mẽ |
mới mẻ hay mới mẽ |
mới mẻ |
mẻ cá hay mẽ cá |
mẻ cá |
mẻ bánh hay mẽ bánh |
mẻ bánh |
mẻ răng hay mẽ răng |
mẻ răng (răng bị sứt 1 miếng) |
Hy vọng, qua bài viết này bạn đọc dễ dàng phân biệt mẻ hay mẽ. Nhớ viết mát mẻ, mạnh mẽ, mẻ cá, mẻ răng, mới mẻ, khoe mẽ... nhé!
Ý kiến bạn đọc
Đăng ký thành viên
Bài viết xem nhiều
-
Viết kỹ càng hay kĩ càng? Nên viết i ngắn hay y dài hay hơn?
-
Tí hay tý? Tí nữa hay tý nữa? Tí xíu hay tý xíu viết đúng?
-
Xì xụp hay sì sụp đúng? Khi nào dùng sì sụp hoặc xì xụp?
-
Lãng tử là gì? Người lãng tử là người như thế nào?
-
Sà xuống hay xà xuống? Sà vào lòng hay xà vào lòng?
-
Già dơ hay già rơ mới là từ đúng chính tả?
-
Xạo ke là gì? Xạo ke có phải là một từ nói tục?
-
Viết hi hữu hay hy hữu? Nên dùng i ngắn hay y dài?
-
Liên danh hay liên doanh khác nhau thế nào? Cách phân biệt
-
Con thầy vợ bạn hay cơm thầy vợ bạn mới đúng?
-
Xạo sự hay xạo xự viết đúng chính tả? Nghĩa là gì?