Ký tên hay kí tên đúng chính tả? Cách phân biệt kí hay ký
Ký tên hay kí tên đúng chính tả? Đáp án là cả 2 đều đúng nhưng nên viết ký tên (thay vì kí tên) nhé. Cùng Nghệ ngữ phân biệt ký hay kí chính xác trong bài viết sau nha!
1. Ký tên hay kí tên đúng chính tả?
Ký tên hay kí tên viết đúng chính tả? Đáp án như ở trên là cả kí tên hay ký tên đều đúng chính tả. Cụ thể trong từ điển tiếng Việt đều ghi nhận cả hai từ 2 từ này với nghĩa: "tự ghi tên mình bằng một kiểu riêng và không đổi, để xác nhận tính chính xác của một văn bản hoặc để nhận chịu trách nhiệm về một văn bản".
Ngoài ra, dưới góc nhìn ngữ âm học thì hai chữ i ngắn và y dài trong các trường hợp ký tên/kí tên đều như nhau nên chúng ta có thể dùng tùy thích. Có lẽ điều này mà trên báo chí, chúng ta vẫn thấy dùng cả cặp từ này hoặc trên các trang từ điển Online vẫn xem kí tên/ký tên là một.
Tuy nhiên, ký tên là cách viết nên dùng và được sử dụng phổ biến hơn. Ví dụ trên báo Tuổi trẻ chúng ta sẽ có hàng loạt bài báo dùng "ký tên" thay vì "kí tên" như sau:
-
Ký tên vào giấy trắng, mất luôn đất thừa kế?
-
Họa sĩ ‘hồn nhiên’ ký tên lên tranh nhái
-
Ý nghĩa đặc biệt tấm tôn khách ký tên chúc mừng đám cưới Diệu Nhi - Anh Tú
Vì sao như thế? Mời bạn theo dõi sau đây nhé!
>>>Xem thêm: Viết mì hay mỳ? Bánh mì hay bánh mỳ mới đúng?
2. Kí hay ký? Cách viết i/y chính xác
Như ở trên chúng ta đã biết viết ký tên hay kí tên đều đúng. Tuy nhiên nên viết "ký tên" thay vì "kí tên" là do các nguyên nhân sau:
-
Ký tên là cách viết trang trọng hơn, đặc biệt ký tên là "xác nhận tính chính xác" hoặc "nhận chịu trách nhiệm về một văn bản" thì nên viết "y" thay vì "i". Ví dụ nên viết lý do hơn lí do, công ty hơn công ti...
-
Kí tên viết bằng i mang cảm giác thiếu hụt, mất mát.
-
Theo nguyên tắc viết "i" và "y" thì viết i dài (y) trong các trường hợp (chủ yếu là từ Hán Việt): Sau các phụ âm t, k, m, h, qu, l. Như vậy, sau phụ âm k cần dùng "y".
Hỏi đáp tiếng Nghệ đã tổng hợp các thắc mắc thường gặp về kí hay ký để bạn đọc tiện theo dõi ngay sau đây.
Thắc mắc thường gặp |
Đáp án đúng |
ký tên hay kí tên |
ký tên |
đăng ký |
|
chữ ký hay chữ kí |
chữ ký |
kí ức hay ký ức |
ký ức |
ký lô hay kí lô |
ký lô |
nhật kí hay nhật ký |
nhật ký |
kí hiệu hay ký hiệu |
ký hiệu |
kí tự hay ký tự |
ký tự |
kí kết hay ký kết |
ký kết |
ký tự hay kí tự |
ký tự |
thư kí hay thư ký |
thư ký |
bài kí hay bài ký |
bài ký |
kí gởi hay ký gửi |
ký gửi |
kí túc xá hay ký túc xá |
ký túc xá |
ký gửi hay kí gửi |
ký gửi |
trình kí hay trình ký |
trình ký |
Như vậy, khi thắc mắc ký tên hay kí tên và kí hay ký bạn luôn nhớ dùng ký (y dài) nhé. Nếu còn thắc mắc nào khác về tiếng Nghệ bạn có thể nhắn tin qua Fanpage Tiếng Nghệ Tĩnh nhé!
Tổng hợp bởi Nghengu.vn
Ý kiến bạn đọc
Đăng ký thành viên
Bài viết xem nhiều
-
Lười nhác hay lười nhát viết đúng? Phân biệt nhát và nhác
-
Cách phân biệt xong hay song chính xác nhất
-
Ngành hay nghành là đúng? Khi nào viết ng hay ngh?
-
Tỉ lệ hay tỷ lệ là đúng? Cách viết nào chính xác hơn?
-
Mặc khác hay mặt khác từ nào đúng chính tả tiếng Việt?
-
Sổng chuồng hay xổng chuồng? Viết sổng hay xổng là đúng chính tả?
-
Gởi hay gửi? Kính gửi hay kính gởi? Cách phân biệt gởi và gửi
-
Dời lịch hay rời lịch đúng chính tả? Cách phân biệt dời hay rời
-
7 bài thơ ngắn hay về triết lý cuộc sống của tác giả Thái Bá Tân
-
Cập nhật số điện thoại, giá cước Taxi Hồng Lĩnh Hà Tĩnh mới nhất
-
Chân quý hay trân quý viết đúng? Mẹo phân biệt chân hay trân