Thậm xưng là gì? Biện pháp tu từ thậm xưng là sao?
Thậm xưng là gì? Nếu hiểu theo nghĩa gốc thì đó là "nói ngoa", còn trong văn học đây là biện pháp tu từ "nói quá". Tìm hiểu ngay thậm xưng có nghĩa là gì nhé!
1. Thậm xưng là gì?
Thậm xưng là gì? Xin thưa với bạn đọc thậm xưng là động từ có nghĩa là "nói ngoa", thường dùng nhằm mục đích gây cười, hài hước. Ví dụ chúng ta nói "lối thậm xưng trong ca dao"...
Thậm xưng là một từ cũ, rất ít dùng, tuy nhiên hiện nay nếu bạn đọc báo thì vẫn thấy từ này được khá nhiều (thay cho từ nói quá, nói ngoa). Ví dụ ở báo Tuổi trẻ, gõ tìm kiếm bạn sẽ thấy các bài viết sau dùng từ này:
-
Không rõ có là thậm xưng hay không khi cảm nhận rằng chưa bao giờ cúng kiếng, lễ bái, lễ hội... lại phát triển như ở cuối thập niên thứ nhì thế kỷ 21 này.
-
Có nhận định cho rằng "nếu không có IBM, nhân loại sẽ không biết đến thế giới công nghệ" có lẽ cũng không quá thậm xưng.
-
Tôi xin làm rõ chữ bản chất ở đây không phải lối nói thậm xưng mà thực là vậy trong việc dạy Toán từ những ngày đầu cho trẻ.
Như vậy nghĩa gốc của từ thậm xưng là "nói quá", "nói ngoa". Đây là từ cũ, ít dùng nên bạn sẽ khó tìm thấy ở các phương tiện truyền thông nhé!
>>>Tìm hiểu thêm: Mi nơ là gì trên Facebook?
2. Biện pháp tu từ thậm xưng có nghĩa là gì?
Ở trên bạn đã biết thậm xưng là gì theo nghĩa gốc. Trên thực tế, khi học môn Ngữ văn chúng ta biết rằng thậm xưng là một phép tu từ trong tiếng Việt còn gọi là "nói quá".
Bút pháp hay lối nói thậm xưng trong Văn học chính là cách cường điệu hóa tính chất của các sự vật, sự việc, hiện tượng mình đang nói đến để làm nổi bật ý cần diễn đạt.
Tuy nhiên khi dùng phép tu từ này bạn phải khéo léo, nếu không sẽ gây phản cảm, tác dụng ngược. Lý do thậm xưng chính là cách thổi phồng về sự việc để gây chú ý cho người đọc, người nghe.
Từ thậm xưng vì thế mang nhiều tên gọi khác nhau:
-
Gọi lịch sự: Thậm xưng, khuếch đại, nói quá
-
Gọi bình thường: Cường điệu, ngôn, đại ngôn
-
Gọi bình dân: Nổ, phét, lộng ngôn
Hay trong tiếng Nghệ, từ thậm xưng nếu dùng sai ngữ cảnh thì được xem là nói láo, phô trắp... hoặc thậm chí xem là nói ba trợn ba trạo.
>>>Tìm hiểu thêm các thắc mắc khác về tiếng Việt tại đường link này nhé!
3. Ví dụ về thậm xưng
Công dụng của nghệ thuật thậm xưng là để gia tăng cái mức độ hỷ, nộ, ái, ố trong một ngữ cảnh với chủ đích nhấn mạnh, gợi sự chú ý, hoặc bỡn cợt. Vì thế, thậm xưng được dùng trong tiếng nói hằng ngày, trong văn xuôi, thơ...
Để bạn đọc hiểu rõ hơn về phép thậm xưng là gì, Nghệ ngữ xin đưa ra ví dụ nổi tiếng của Victor Hugo (1802-1885) trong bài thơ Cho Jeanne đọc thôi như sau:
Jeanne ơi, em có biết điều chi
đang bận lòng anh không nhỉ ?
Đó là điều anh mê đóa hoa nhỏ nhoi
trên váy em hơn tất cả tinh tú trên trời
Trong những câu thơ này thì đoạn "đóa hoa nhỏ nhoi trên váy em hơn tất cả tinh tú trên trời" chính là thậm xưng, là thi ngữ khuếch đại, nịnh đầm, nói quá. Tất nhiên, trong ngữ cảnh này thì đó chính là cách viết thậm xưng hợp tình hợp lý!
Hoặc thêm một ví dụ về biện pháp tu từ thậm xưng ở một bài thơ khuyết danh của người Việt như sau:
Ta con ông trạng cháu ông nghè
Nói lớn trên trời dưới đất nghe
Sức khỏe Hạng vương cho một đấm
Cờ cao Đế thích chấp đôi xe
Nhảy ùm xuống biển lôi tàu lại
Chạy tót lên non cõng cọp về
Bữa nọ ghé chơi vườn thượng uyển
Trăm nàng công chúa chạy ra ve
Trong bài thơ này, bạn sẽ thấy lối nói quá điển hình, là ví dụ để bạn đọc biết bút pháp thậm xưng nghĩa là gì: con ông trạng cháu ông nghè, nói trời đất nghe, sức khỏe tài cao không ai bì kịp, cả trăm cô gái ve vãn...
Kết lại, khi thắc mắc thậm xưng là gì bạn đọc nhớ cho thậm xưng là nói ngoa, nói quá và là biện pháp tu từ nhằm cường điệu hóa sự việc, sự vật để làm nổi bật ý cần diễn đạt. Tuy nhiên, dùng biện pháp này cần cẩn trọng vì dễ gây phản cảm nếu dùng sai ngữ cảnh nhé! Nếu còn thắc mắc khác bạn hãy nhắn tin qua Facebook tiếng Nghệ nha!
Ý kiến bạn đọc
Đăng ký thành viên
Bài viết xem nhiều
-
Làm lốt hay nốt, xin lốt hay nốt đúng chính tả?
-
Méc hay mét khác nhau thế nào? Méc mẹ hay mét mẹ?
-
Viết kỹ càng hay kĩ càng? Nên viết i ngắn hay y dài hay hơn?
-
Tí hay tý? Tí nữa hay tý nữa? Tí xíu hay tý xíu viết đúng?
-
Xì xụp hay sì sụp đúng? Khi nào dùng sì sụp hoặc xì xụp?
-
Lãng tử là gì? Người lãng tử là người như thế nào?
-
Sà xuống hay xà xuống? Sà vào lòng hay xà vào lòng?
-
Tai vách mạch dừng hay tai vách mạch rừng mới đúng?
-
Không nói lên lời hay nên lời? Thốt lên lời hay thốt nên lời?
-
Ráng lên hay rán lên? Ráng chịu hay rán chịu đúng?
-
Già dơ hay già rơ mới là từ đúng chính tả?