Câu truyện hay câu chuyện? Kể chuyện hay kể truyện viết đúng?
Câu truyện hay câu chuyện? Kể chuyện hay kể truyện viết đúng chính tả? Đáp án là câu chuyện, kể chuyện viết đúng. Tìm hiểu cách phân biệt chuyện hay truyện ngay!
1. Câu truyện hay câu chuyện đúng?
Câu truyện hay câu chuyện đúng chính tả? Đáp án là câu chuyện viết đúng nhé. Cụ thể, trong từ điển tiếng Việt chỉ ghi nhận từ câu chuyện là danh từ với nghĩa "sự việc hoặc chuyện được nói ra". Ví dụ: câu chuyện thương tâm, câu chuyện cho bé, đang dở câu chuyện thì có khách...
Trên các phương tiện truyền thông như báo đài, từ câu chuyện được dùng rất nhiều. Ví dụ ở báo Tuổi trẻ bạn đọc thấy các bài viết sau:
-
'Bộ quần áo mới của hoàng đế', câu chuyện nổi tiếng thế giới của Hans Christian Andersen.
-
Câu chuyện rửa bát hay không khi bạn trai mời về ăn cỗ gây nhiều tranh cãi.
-
Câu chuyện chạy bộ để trở thành phiên bản tốt hơn.
-
Chương trình nghệ thuật với chủ đề "Chuyến tàu huyền thoại" tái hiện câu chuyện lịch sử dân tộc.
-
Quỹ chung, quỹ riêng là câu chuyện có lẽ cặp vợ chồng nào cũng gặp phải.
Như vậy, khi thắc mắc câu chuyện hay câu truyện thì bạn đọc nhớ: Câu chuyện viết đúng chính tả, còn câu truyện viết sai nhé.
>>>Xem thêm: Chêu hay trêu là đúng chính tả?
2. Kể chuyện hay kể truyện cho bé là đúng?
Trong câu truyện hay câu chuyện thì câu chuyện viết đúng, vậy kể chuyện hay kể truyện mới viết chính xác? Ví dụ chúng ta nên nói: kể chuyện cho bé hay kể truyện cho bé?
Theo tìm hiểu của Nghệ ngữ thì kể chuyện cho bé là cách viết đúng, còn kể truyện là cách viết sai chính tả (dù một số báo chí vẫn viết).
Bạn có thể thấy từ kể chuyện được dùng rất phổ biến, ví dụ ở báo Tuổi trẻ, bạn đọc thấy các tít báo như sau:
-
Cậu bé Điện Biên kể chuyện hát 'Hello Vietnam' tặng Bộ trưởng Pháp
-
Những người thầm lặng kể chuyện trong lễ diễu binh, diễu hành ở Điện Biên Phủ
-
Ông Võ Hồng Nam kể chuyện người cha Võ Nguyên Giáp
-
Kể chuyện Erling Haaland bằng ảnh sau cú poker trước Wolves
3. Cách phân biệt chuyện hay truyện
Sở dĩ câu truyện hay câu chuyện, kể chuyện hay kể truyện khiến nhiều người nhầm lẫn vì truyện hay chuyện là 2 từ có ý nghĩa và âm đọc rất gần nhau. Theo tìm hiểu của chúng tôi, chuyện và truyện đều bắt nguồn từ một từ Hán là 傳 với nghĩa gốc là “sách của hiền nhân làm ra” (theo Đào Duy Anh, Hán Việt từ điển).
Trong tiếng Việt, chuyện hay truyện sẽ hoàn toàn khác nhau. Cụ thể từ điển Tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên) thì:
-
Chuyện: Hiểu đơn giản là sự việc được kể lại.
-
Truyện: Nghĩa chính là "tác phẩm văn học miêu tả tính cách nhân vật và diễn biến của sự kiện thông qua lời kể của nhà văn".
Để phân biệt chuyện hay truyện bạn đọc căn cứ theo bảng sau của chuyên mục Hỏi đáp tiếng Nghệ nhé.
Truyện |
Chuyện |
Thuộc lĩnh vực văn chương, ví dụ: truyện ngắn, truyện dài, truyện cổ tích, truyện trinh thám, truyện tranh... |
Chuyện thuộc các lĩnh vực khác, ví dụ: chuyện vui, chuyện tình,chuyện vẩn vơ, chuyện đời, chuyện tào lao... |
Truyện tồn tại dạng văn bản, liên quan hoạt động viết, xem, đọc, thưởng thức như tác phẩm truyện, văn bản truyện, thưởng thức truyện, viết truyện, đọc truyện... |
Chuyện tồn tại ở ngôn ngữ nói, liên quan hoạt động nói, kể, nghe như kể chuyện, buôn chuyện, nói chuyện, trò chuyện, hóng chuyện… |
Truyện chặt chẽ, có tính hệ thống, có thể định lượng (bao nhiêu chữ, câu, trang sách), có tính chọn lọc về ngôn ngữ. |
Chuyện thường mơ hồ, ít chọn lọc về ngôn ngữ, ít chặt chẽ, khó định lượng. |
Lưu ý thêm: Với trường hợp chuyện/ truyện cổ tích, chuyện/ truyện dân gian thì bạn đọc nhớ cho:
-
Chuyện: Nói về tác phẩm còn tồn tại trong dân gian.
-
Truyện: Nói về những tác phẩm ấy đã được sưu tầm, in thành sách.
Ngoài ra, các trường hợp viết sai phổ biến cần tránh là: câu truyện, sáng tác chuyện, kể truyện, nói truyện, thưởng thức chuyện, tác phẩm chuyện…
3. Bảng phân biệt truyện hay chuyện chi tiết
Để bạn đọc dễ dàng phân biệt câu truyện hay câu chuyện, kể chuyện hay kể truyện... và các trường hợp khác, tiếng Nghệ đã tổng hợp bảng sau:
Thắc mắc thường gặp |
Cách viết đúng |
câu chuyện hay câu truyện |
câu chuyện |
kể chuyện hay kể truyện |
kể chuyện |
trò chuyện hay trò truyện |
trò chuyện |
chuyện trò hay truyện trò |
chuyện trò |
nói chuyện hay nói truyện |
nói chuyện |
quyển truyện hay quyển chuyện |
quyển truyện |
truyện cổ tích hay chuyện cổ tích |
truyện cổ tích - sách |
dẫn truyện hay dẫn chuyện |
dẫn chuyện |
người dẫn chuyện hay người dẫn truyện |
người dẫn chuyện |
chuyện ngắn hay truyện ngắn |
truyện ngắn |
dẫn chuyện hay dẫn truyện |
dẫn chuyện |
mẩu chuyện hay mẩu truyện |
mẩu truyện |
truyện kể hay chuyện kể |
chuyện kể |
truyện trò hay chuyện trò |
chuyện trò |
điền truyện hay chuyện |
điền truyện |
chuyện đọc hay truyện đọc |
truyện đọc |
chính tả câu truyện hay câu chuyện |
câu chuyện |
kể truyện cười hay kể chuyện cười |
kể chuyện cười |
kể truyện hay là chuyện |
kể chuyện |
lắm truyện hay lắm chuyện |
lắm chuyện |
mạch truyện hay mạch chuyện |
mạch truyện |
nghe truyện hay nghe chuyện |
nghe chuyện |
truyện kể hay chuyện kể là đúng |
truyện kể (nói về sách) |
ít truyện hay ít chuyện |
ít chuyện |
đoạn truyện hay đoạn chuyện |
đoạn truyện |
đọc truyện hay chuyện |
đọc truyện |
Kết lại, khi thắc mắc câu truyện hay câu chuyện, kể chuyện hay kể truyện thì bạn đọc nhớ: câu chuyện, kể chuyện viết đúng chính tả. Ngoài ra cần phân biệt chuyện hay truyện theo bảng trên nhé!
Tổng hợp bởi www.nghengu.vn
Ý kiến bạn đọc
Đăng ký thành viên
Bài viết xem nhiều
-
Sức thuốc hay xức thuốc đúng? Phân biệt sức hay xức
-
Giòn giã hay ròn rã hay dòn dã viết đúng chính tả tiếng Việt?
-
Gáng hay ráng? Gáng lên hay ráng lên? Ráng sức hay gáng sức?
-
Viết tỷ hay tỉ đồng đúng? Khi nào viết tỉ hay tỷ?
-
Tỉ mỉ hay tỷ mỷ đúng? Nên viết i ngắn hay y dài hay hơn?
-
Chịu nổi hay chịu nỗi? Chịu không nổi hay chịu không nỗi?
-
Chọn vẹn hay trọn vẹn đúng chính tả? Phân biệt trọn & chọn
-
Phân biệt dồ hay rồ, bị dồ hay bị rồ, phát rồ hay phát dồ?
-
Rứa thâu là gì trong tiếng Nghệ? Ví dụ về từ rứa thâu
-
Top 5+ địa chỉ thuê xe máy ở Hà Tĩnh tốt và có giá rẻ nhất
-
Lý thuyết hay lí thuyết? Lý luận hay lí luận viết đúng?