Thành ngữ ướt như chuột lột hay ướt như chuột lội mới đúng?
Trên mạng đang tranh cãi câu thành ngữ ướt như chuột lột hay ướt như chuột lội? Theo Nghệ ngữ thì cách viết/nói "ướt như chuột lột" mới chính xác và mang tính biểu cảm ơn. Cùng tìm hiểu ngay nhé!

1. Ướt như chuột lột hay ướt như chuột lội?
Một bạn đọc nhắn tin qua Facebook tiếng Nghệ hỏi rằng, câu thành ngữ "ướt như chuột lột có phải viết sai không, vì có ý kiến cho rằng ướt như chuột lội hoặc chuột lụt mới đúng".
Cụ thể hơn, bạn đọc này dẫn chứng, trong tiếng Việt thì "chuột không lột như rắn". Vậy tại sao có thể ví một người bị ướt sũng toàn bộ với hình ảnh "chuột lột" được? Ngoài ra, bạn đọc này cũng cho biết một số vùng nói "ướt như chuột lụt" để nói đến hình ảnh mùa lũ lụt, chuột phải chạy lên cao để tránh lụt vì thế nên câu đúng là "ướt như chuột lụt", sau đó bị biến dạng thành "ướt như chuột lột".
Ngoài ra, trên chương trình Trạng nguyên tiếng Việt cũng giải thích rằng, thành ngữ ban đầu là "ướt như chuột lội". Từ "lội" có nghĩa như "bơi", nên "ướt như chuột lội" được dùng để ví hình ảnh một người (đi mưa hoặc ngã xuống nước chẳng hạn) bị ướt lướt thướt, quần áo sũng nước dính chặt vào người…
Theo tra cứu của Nghệ ngữ, trong các từ điển hiện nay đều ghi nhận cả 2 cách ví von này. Cụ thể, Đại từ điển tiếng Việt, từ điển Việt Nam của Hội Khai Trí Tiến Đức xuất bản từ trước Cách mạng Tháng Tám (1945) đều ghi nhận "ướt như chuột lội", còn Đại từ điển tiếng Việt và Từ điển - Nguyễn Lân ghi nhận "ướt như chuột lột".
Như vậy, có thể tạm khẳng định, cả 2 cách viết/nói "ướt như chuột lột" và "ướt như chuột lội" đều đúng như trường hợp ra ngô ra khoai hay ra môn ra khoai hoặc ăn cháo đá bát hay ăn cháo đái bát.
>>>Xem thêm:
2. Nên nói "chuột lột" hay chuột lội?
Câu hỏi đặt ra lúc này, chúng ta nên nói "ướt như chuột lột" hay "ướt như chuột lội"? Theo chuyên mục Hỏi đáp tiếng Nghệ thì chúng ta nên theo cách nói phổ biến từ trước đến nay là "ướt như chuột lột" nhé.
Cụ thể, chính cách nói nghe có vẻ phi lý kiểu "chuột lột" lại tạo ra sự ngồ ngộ, tạo nên ấn tượng, tăng giá trị biểu cảm. Đây chính là cái hay, cái thú vị của văn hóa dân gian, của ngôn từ tiếng Việt.
Điều này giống như các câu chân nam đá chân xiêu chứ không phải chân đăm đá chân chiêu, con ông cháu cha chứ không phải con cha cháu ông, nhường cơm sẻ áo chứ không phải sẻ cơm nhường áo… mà chúng tôi từng đề cập.
"chuột lột" nghe có vẻ vô lý, nhưng dùng đã quen sẽ được cộng đồng chấp nhận và trở thành có lý. Ta có thể tìm hiểu ngọn ngành là "chuột lội" để biết, để hiểu chứ không phải để sửa lại cách viết/nói vốn đã quen thuộc này.
Kết lại, khi thắc mắc ướt như chuột lột hay ướt như chuột lội thì bạn đọc nhớ: Nguồn gốc là chuột lội, từ dùng phổ biến là chuột lột. Và ngày nay chúng ta cứ thế mà nói, viết "chuột lột" cho hay, cho biểu cảm!
Tags: hỏi đáp tiếng nghệ
Ý kiến bạn đọc
Đăng ký thành viên
Bài viết xem nhiều
-
Diễu hành hay diễn hành? Diễu binh hay diễn binh đúng chính tả?
-
Sáp lại gần hay xáp lại gần? Phân biệt sáp hay xáp chi tiết
-
Thành ngữ ướt như chuột lột hay ướt như chuột lội mới đúng?
-
Tán hay táng vào mặt? Tán gia bại sản hay táng gia bại sản?
-
Đều như vắt tranh hay vắt chanh hay vách tranh mới đúng?
-
Viết/gọi là lòng xe điếu hay se điếu mới đúng chính tả?
-
Viết kỳ vọng hay kì vọng? Nên dùng i ngắn hay y dài?
-
Viết trút giận hay chút giận? Trút nước hay chút nước?
-
Viết cho chừa hay cho trừa? Chừa tội hay trừa tội đúng?
-
Viết lổ chổ hay lỗ chỗ, lổ đổ hay lỗ đỗ đúng?
-
Thi thoảng hay thỉnh thoảng, thảng thốt hay thoảng thốt đúng?