Trong cơn giông
Cơn mưa đầu mùa đỏng đảnh kéo dài bốn tiếng đồng hồ, chính xác là từ 7g đến 11g tối. Đây là lần đầu tiên tôi ngồi với gã suốt nhiều giờ đến thế, một phần vì mưa, tất nhiên rồi, còn một phần vì câu chuyện gã kể cứ ám ảnh mãi không dứt, như cơn mưa.
Gã bảo, đêm xảy ra chuyện là đêm nào gã không còn nhớ rõ, chỉ nhớ mưa đêm đó hơn mưa đêm này vì kèm gió mạnh, thỉnh thoảng có chớp và sấm bất chợt làm gã thao thức. Rồi khi mắt mở mắt nhắm, đầu quay vòng vèo theo dòng ký ức tuổi thơ của những đêm mưa tỉnh lẻ, gã chợt giật mình vì trong tiếng mưa rơi dường như có tiếng quát tháo, tiếng chửi thề, tiếng xoong chào chan chát, rồi dường như còn có tiếng khóc, bé lắm.
Gã ngồi dậy, bật điện thoại, trên chiếc màn hình vuông xinh xắn dãy số báo thời điểm đó là 12g đêm. Thời khắc của quỷ ma, gã tự nhủ và nhớ ngày còn nhỏ mẹ gã thường dặn 12g đừng có ra khỏi nhà. Thì bây giờ gã đang ở trong phòng trọ đây, mưa gió thế này dù có chuyện gì xảy ra ở thế giới ngoài kia gã cũng mặc kệ, gã còn tính cầm điện thoại nhắn cho mẹ biết lời dặn của bà dù từ ngày xửa ngày xưa đến giờ gã vẫn nhớ. Nhưng rồi gã dừng lại, khi trong tiếng mưa là tiếng bình bịch, tiếng thét vang đến bên tai gã ngày một lớn. Có lẽ phòng cách gã nửa dãy vợ chồng lục đục, gã tự nói với mình, ở đây, công nhân nghèo ở trọ, chuyện vợ chồng ghen tuông nửa đêm là bình thường. Chậc, kệ, gã tặc lưỡi rồi nằm xuống đắp chăn, cố nhắm mắt lại, giữ thân thế nằm thật im, như pho tượng, gã nhớ đã đọc đâu đó bí quyết dành cho người khó ngủ là hãy nằm thật im, đừng cử động, tự khắc thần kinh sẽ dịu xuống, rồi ngủ ngon.
Kể đến đây gã chợt im lặng, cứ như gã đang sống lại đêm hôm đó, rồi gã chợt thở dài, gã bảo khi thần kinh đã dịu, mắt lim dim bắt đầu vào giấc ngủ mơ màng thì gã giật thột. Có tiếng gõ cửa, lúc đầu nhẹ, lúc sau mạnh hơn và trong tiếng gõ ba lần một gã nghe tiếng ai khóc, kiểu khóc của những người vừa khóc vừa lấy tay bịt miệng, khóc mà không dám khóc.
“Anh ơi, cứu em với”, gã bảo khi tiếng kêu ấy đến tai toàn thân gã nổi da gà. Rồi không phút đắn đo, gã bật dậy, rọi ánh sáng từ chiếc điện thoại bật đèn, mở cửa. Gã như chết lặng, khi trước mặt là cô vợ trẻ ở cách phòng gã nửa dãy, cô vợ mà mấy lần bạn gã đến chơi đều khen “ngon” theo cách nhìn và nói của những nam nhi độc thân như gã. Và khi gã chưa kịp hiểu chuyện gì xảy ra ở đêm mưa gió này thì cô gái lao vào phòng, ngồi thu lu một góc và bắt đầu khóc không thôi.
“May lúc ấy ngoài trời mưa mỗi lúc một lớn, không thì…” - Gã lại thở dài.
Đêm hôm đó là một đêm dài gã không thể ngủ, làm sao mà ngủ được khi trong phòng xuất hiện một cô gái trẻ, đẹp và là vợ người ta. Lúc đầu gã không biết làm gì, gã chẳng hiểu chuyện gì đang xảy ra, gã còn lơ mơ nghĩ có khi nào trước mặt gã là ma chứ không phải người, nhưng rồi gã dần tỉnh táo lại, khi trên tay cô gái xuất hiện những vết bầm, và chảy máu. Gã lúng túng xé luôn chiếc áo sơ mi đang treo trên tường đưa cô gái, rồi ngồi đối diện, rồi trở thành chiếc máy ghi âm trong câu chuyện đời không rõ buồn hay vui của một người dưng mà gã không hề thân thiết.
“Cô ấy 25 tuổi, làm công nhân ở khu chế xuất đã được ba năm, sau khi tốt nghiệp đại học. Ngày xưa khi cô đậu đại học, ngành sư phạm cha không cho cô đi học, cha cô ấy bảo rằng con gái đi học là ném tiền qua cửa sổ. Nhưng rồi dưới sức ép của hàng xóm có con đỗ đại học mà không cho đi, cuối cùng cô cũng nhận được cái gật đầu miễn cưỡng. Cô ấy kể quyết tâm học lắm, bằng chứng năm nào cũng nhận được học bổng, và ngày còn sinh viên cô luôn mơ sau này trở thành cô giáo mặc áo dài trắng trở về chính quê hương Tây nguyên để giảng dạy”.
Kể đến đây gã lại ngập ngừng, cổ họng gã như nghẹn lại. Gã lại thở dài trước khi trở lại câu chuyện mà tôi có cảm giác buồn nhiều hơn vui này.
“Nhưng rồi cuộc đời không như mơ. Ngày cô cầm tấm bằng về quê xin việc người ta nói thẳng với cô rằng vào biên chế cần 200 củ. Cô nghe mà thất thần, 200 triệu mà người ta nói nhẹ như 200 ngàn, cô về nhà ôm tấm bằng khóc là khóc. Cha cô lúc này lôi lại chuyện cũ, nhắc ngày xưa đáng không cho cô đi học, đúng là tiền ném qua cửa sổ, 200 triệu bằng cả mảnh đất nhà, bán để lấy một suất biên chế thì đừng hòng. Cha cô gợi ý đi xuống Sài Gòn lần nữa, nhưng để làm công nhân. Em không được mặc áo dài trắng thì em mặc áo công nhân xám, cô ấy nói như thế đấy”. Gã gằn giọng nhấn mạnh, rồi nhấp một ngụm trà như cho trôi xuôi bao tâm tư muốn tràn lên cổ họng.
“Nhưng đó chưa phải là bi kịch. Cô ấy vào Sài Gòn được mấy tháng thì gặp một người, người mà bây giờ đang là chồng cô ấy. Và cô ngược về nhà xin cưới, để chạy bầu. Không cần bàn luận chuyện này, chẳng có đúng hay sai ở đây cả, cô ấy có bầu, cô ấy muốn cưới chồng, thế thôi. Nhưng cả nhà thì ai cũng phản đối, bởi một lẽ rất tự nhiên, gã mà chồng bây giờ nhìn cặp mắt gian quá. Họ bảo kinh nghiệm bao đời cho thấy người ngay hay gian chỉ qua ánh mắt là đủ, thằng này chắc chắn phường buôn gian bán lận. Đã thế, không biết từ đâu người nhà cô ấy tìm ra tiền sử anh này từng hút chích, và chưa có dấu hiệu dứt căn hẳn. Bằng chứng sờ sờ, hôm đưa nhau và ra mắt xin cưới, sau bữa cơm anh này mắt ngây ngây, còn mồm thì sủi bọt mép như ngáo thuốc. Đó là khoảng thời gian đầy áp lực của cô ấy, cả nhà ai cũng lời ra tiếng vào rằng khôn thì bỏ cái thai đi khi còn nhỏ, nhất quyết không được lấy thằng nghiện. Áp lực lớn đến nỗi cô phải ra viện với ý định bỏ cái thai thật, nhưng rồi ra đó cô nằm khóc một hồi rồi về. Cô nói trước cha mẹ và anh chị em rằng, lấy chồng khổ thì chính cô sẽ chịu, nhưng bỏ con thì không thể được, ác lắm. Sau câu nói ấy là tiếng ‘mày cút khỏi nhà tao’ và một gạt tàn thuốc bằng lon bia bay thẳng vào mặt, xẹt qua đầu lém luôn miếng da, còn tàn thuốc vương lên tóc cháy khét. Đứa con cô ấy là thằng nhỏ mà mấy lần trước mày tới nó hay lon ton chạy ngang đó” - Gã bảo làm tôi nhớ đến đứa trẻ xinh xắn mà mấy lần trước ghé qua phòng gã “hầu trà” tôi bắt gặp, không ngờ đứa trẻ rất đỗi đáng yêu ấy từng bị nhiều người thân “đòi bỏ đi”.
Nghĩ đến đó tôi chợt thấy rùng mình. Có lẽ chuyện mà gã kể trong đêm mưa chỉ bi kịch đến thế thôi, khổ hết nước rồi còn gì mà khổ nữa. Nhưng gã lắc đầu, gã bảo trên đời này thật lắm bi kịch, và có những phận người khổ “đắng nước”, chữ trong ngoặc kép đó là chữ của gã.
“Chồng cô ấy nghiện thật và chưa bao giờ có dấu hiệu bỏ như lời hứa thời còn yêu đương. Đã thế lại hay ghen, và mỗi lần ghen tuông là mỗi lần cô ăn đòn, không đấm thì đá, không đá thì ném đủ thứ vào người. Cô biết cô yêu lầm, lấy nhầm nhưng cam chịu, vì đứa con. Một lần, cũng mưa như đêm nay, cô ấy chạy, ôm con mà chạy vì chồng cô lên cơn đòi giết. Và duyên phận rủi may thế nào đưa cô lên một chiếc taxi, lái xe là một anh chàng trẻ, ít hơn cô ba tuổi. Rồi cô đem hết tâm tình gửi vào người lạ, anh taxi chỉ lắng nghe, rồi đưa số điện thoại, cứ thế sau đó mỗi lần chồng lên cơn là cô lên taxi, cô trở thành vị khách đặc biệt, vì chồng đánh đôi khi còn nhiều hơn số chuyến taxi anh chạy. Và hai người dưng này đem lòng cảm thông nhau”. Họ hiểu nhau, lạ thật, gã kể đến đây thì mắt gã lấp lánh như trút được nửa gánh nặng.
“Chiếc taxi đón cô ấy vào lúc 3g sáng, trời vẫn mưa. Cô ấy bảo đây là lần cuối chiếc taxi đón cô ở dãy trọ này, nghĩa là cô đi, một mình, không mang theo đứa con đang say giấc ngủ ở phòng bên kia. Cô vẫn khóc, nấc nở bảo không biết mình làm sai hay đúng, rồi chạy ra chiếc taxi đang đứng chờ sẵn”.
Vậy là cô ấy bỏ con mà đi. Tôi thở dài trước câu chuyện đầy bi kịch này.
Không. Gã nói chẳng nhìn vào tôi. Một lúc sau cô quay lại, cô bảo nhờ tao một việc nhưng tao đã từ chối.
Nhờ chuyện gì? Tôi thắc mắc
Cô ấy xin tao số điện thoại, bảo một vài ngày tới cô ấy quay lại dãy trọ này, nhờ tao bồng đứa con ra, cô ấy sẽ mang đi. Tao từ chối vì đó là bắt cóc, mặc dù tao nghĩ cô ấy làm đúng.
Sau đó thì chuyện gì xảy ra nữa?
Cô ấy cảm ơn rồi quay đi. Tao thấy rõ cô ấy ướt mưa và chiếc áo sơ mi dính chặt vào người làm nhô lên khuôn bụng tròn. Rồi sau đó không rõ xảy ra chuyện gì.
Đến đây, gã trầm ngâm nhấp ngụm trà, bảo rằng trên đời này chẳng có bi kịch nào giống nhau. Sau đêm đó, gã không biết thông tin gì về cô, gã chỉ nhớ, lúc quay vào phòng, trời đã tảng sáng, mưa đã vơi và radio nhà ai vừa báo “trong cơn giông cần đề phòng gió lốc”.
Gã ngồi dậy, bật điện thoại, trên chiếc màn hình vuông xinh xắn dãy số báo thời điểm đó là 12g đêm. Thời khắc của quỷ ma, gã tự nhủ và nhớ ngày còn nhỏ mẹ gã thường dặn 12g đừng có ra khỏi nhà. Thì bây giờ gã đang ở trong phòng trọ đây, mưa gió thế này dù có chuyện gì xảy ra ở thế giới ngoài kia gã cũng mặc kệ, gã còn tính cầm điện thoại nhắn cho mẹ biết lời dặn của bà dù từ ngày xửa ngày xưa đến giờ gã vẫn nhớ. Nhưng rồi gã dừng lại, khi trong tiếng mưa là tiếng bình bịch, tiếng thét vang đến bên tai gã ngày một lớn. Có lẽ phòng cách gã nửa dãy vợ chồng lục đục, gã tự nói với mình, ở đây, công nhân nghèo ở trọ, chuyện vợ chồng ghen tuông nửa đêm là bình thường. Chậc, kệ, gã tặc lưỡi rồi nằm xuống đắp chăn, cố nhắm mắt lại, giữ thân thế nằm thật im, như pho tượng, gã nhớ đã đọc đâu đó bí quyết dành cho người khó ngủ là hãy nằm thật im, đừng cử động, tự khắc thần kinh sẽ dịu xuống, rồi ngủ ngon.
Kể đến đây gã chợt im lặng, cứ như gã đang sống lại đêm hôm đó, rồi gã chợt thở dài, gã bảo khi thần kinh đã dịu, mắt lim dim bắt đầu vào giấc ngủ mơ màng thì gã giật thột. Có tiếng gõ cửa, lúc đầu nhẹ, lúc sau mạnh hơn và trong tiếng gõ ba lần một gã nghe tiếng ai khóc, kiểu khóc của những người vừa khóc vừa lấy tay bịt miệng, khóc mà không dám khóc.
“Anh ơi, cứu em với”, gã bảo khi tiếng kêu ấy đến tai toàn thân gã nổi da gà. Rồi không phút đắn đo, gã bật dậy, rọi ánh sáng từ chiếc điện thoại bật đèn, mở cửa. Gã như chết lặng, khi trước mặt là cô vợ trẻ ở cách phòng gã nửa dãy, cô vợ mà mấy lần bạn gã đến chơi đều khen “ngon” theo cách nhìn và nói của những nam nhi độc thân như gã. Và khi gã chưa kịp hiểu chuyện gì xảy ra ở đêm mưa gió này thì cô gái lao vào phòng, ngồi thu lu một góc và bắt đầu khóc không thôi.
“May lúc ấy ngoài trời mưa mỗi lúc một lớn, không thì…” - Gã lại thở dài.
Đêm hôm đó là một đêm dài gã không thể ngủ, làm sao mà ngủ được khi trong phòng xuất hiện một cô gái trẻ, đẹp và là vợ người ta. Lúc đầu gã không biết làm gì, gã chẳng hiểu chuyện gì đang xảy ra, gã còn lơ mơ nghĩ có khi nào trước mặt gã là ma chứ không phải người, nhưng rồi gã dần tỉnh táo lại, khi trên tay cô gái xuất hiện những vết bầm, và chảy máu. Gã lúng túng xé luôn chiếc áo sơ mi đang treo trên tường đưa cô gái, rồi ngồi đối diện, rồi trở thành chiếc máy ghi âm trong câu chuyện đời không rõ buồn hay vui của một người dưng mà gã không hề thân thiết.
“Cô ấy 25 tuổi, làm công nhân ở khu chế xuất đã được ba năm, sau khi tốt nghiệp đại học. Ngày xưa khi cô đậu đại học, ngành sư phạm cha không cho cô đi học, cha cô ấy bảo rằng con gái đi học là ném tiền qua cửa sổ. Nhưng rồi dưới sức ép của hàng xóm có con đỗ đại học mà không cho đi, cuối cùng cô cũng nhận được cái gật đầu miễn cưỡng. Cô ấy kể quyết tâm học lắm, bằng chứng năm nào cũng nhận được học bổng, và ngày còn sinh viên cô luôn mơ sau này trở thành cô giáo mặc áo dài trắng trở về chính quê hương Tây nguyên để giảng dạy”.
Kể đến đây gã lại ngập ngừng, cổ họng gã như nghẹn lại. Gã lại thở dài trước khi trở lại câu chuyện mà tôi có cảm giác buồn nhiều hơn vui này.
“Nhưng rồi cuộc đời không như mơ. Ngày cô cầm tấm bằng về quê xin việc người ta nói thẳng với cô rằng vào biên chế cần 200 củ. Cô nghe mà thất thần, 200 triệu mà người ta nói nhẹ như 200 ngàn, cô về nhà ôm tấm bằng khóc là khóc. Cha cô lúc này lôi lại chuyện cũ, nhắc ngày xưa đáng không cho cô đi học, đúng là tiền ném qua cửa sổ, 200 triệu bằng cả mảnh đất nhà, bán để lấy một suất biên chế thì đừng hòng. Cha cô gợi ý đi xuống Sài Gòn lần nữa, nhưng để làm công nhân. Em không được mặc áo dài trắng thì em mặc áo công nhân xám, cô ấy nói như thế đấy”. Gã gằn giọng nhấn mạnh, rồi nhấp một ngụm trà như cho trôi xuôi bao tâm tư muốn tràn lên cổ họng.
“Nhưng đó chưa phải là bi kịch. Cô ấy vào Sài Gòn được mấy tháng thì gặp một người, người mà bây giờ đang là chồng cô ấy. Và cô ngược về nhà xin cưới, để chạy bầu. Không cần bàn luận chuyện này, chẳng có đúng hay sai ở đây cả, cô ấy có bầu, cô ấy muốn cưới chồng, thế thôi. Nhưng cả nhà thì ai cũng phản đối, bởi một lẽ rất tự nhiên, gã mà chồng bây giờ nhìn cặp mắt gian quá. Họ bảo kinh nghiệm bao đời cho thấy người ngay hay gian chỉ qua ánh mắt là đủ, thằng này chắc chắn phường buôn gian bán lận. Đã thế, không biết từ đâu người nhà cô ấy tìm ra tiền sử anh này từng hút chích, và chưa có dấu hiệu dứt căn hẳn. Bằng chứng sờ sờ, hôm đưa nhau và ra mắt xin cưới, sau bữa cơm anh này mắt ngây ngây, còn mồm thì sủi bọt mép như ngáo thuốc. Đó là khoảng thời gian đầy áp lực của cô ấy, cả nhà ai cũng lời ra tiếng vào rằng khôn thì bỏ cái thai đi khi còn nhỏ, nhất quyết không được lấy thằng nghiện. Áp lực lớn đến nỗi cô phải ra viện với ý định bỏ cái thai thật, nhưng rồi ra đó cô nằm khóc một hồi rồi về. Cô nói trước cha mẹ và anh chị em rằng, lấy chồng khổ thì chính cô sẽ chịu, nhưng bỏ con thì không thể được, ác lắm. Sau câu nói ấy là tiếng ‘mày cút khỏi nhà tao’ và một gạt tàn thuốc bằng lon bia bay thẳng vào mặt, xẹt qua đầu lém luôn miếng da, còn tàn thuốc vương lên tóc cháy khét. Đứa con cô ấy là thằng nhỏ mà mấy lần trước mày tới nó hay lon ton chạy ngang đó” - Gã bảo làm tôi nhớ đến đứa trẻ xinh xắn mà mấy lần trước ghé qua phòng gã “hầu trà” tôi bắt gặp, không ngờ đứa trẻ rất đỗi đáng yêu ấy từng bị nhiều người thân “đòi bỏ đi”.
Nghĩ đến đó tôi chợt thấy rùng mình. Có lẽ chuyện mà gã kể trong đêm mưa chỉ bi kịch đến thế thôi, khổ hết nước rồi còn gì mà khổ nữa. Nhưng gã lắc đầu, gã bảo trên đời này thật lắm bi kịch, và có những phận người khổ “đắng nước”, chữ trong ngoặc kép đó là chữ của gã.
“Chồng cô ấy nghiện thật và chưa bao giờ có dấu hiệu bỏ như lời hứa thời còn yêu đương. Đã thế lại hay ghen, và mỗi lần ghen tuông là mỗi lần cô ăn đòn, không đấm thì đá, không đá thì ném đủ thứ vào người. Cô biết cô yêu lầm, lấy nhầm nhưng cam chịu, vì đứa con. Một lần, cũng mưa như đêm nay, cô ấy chạy, ôm con mà chạy vì chồng cô lên cơn đòi giết. Và duyên phận rủi may thế nào đưa cô lên một chiếc taxi, lái xe là một anh chàng trẻ, ít hơn cô ba tuổi. Rồi cô đem hết tâm tình gửi vào người lạ, anh taxi chỉ lắng nghe, rồi đưa số điện thoại, cứ thế sau đó mỗi lần chồng lên cơn là cô lên taxi, cô trở thành vị khách đặc biệt, vì chồng đánh đôi khi còn nhiều hơn số chuyến taxi anh chạy. Và hai người dưng này đem lòng cảm thông nhau”. Họ hiểu nhau, lạ thật, gã kể đến đây thì mắt gã lấp lánh như trút được nửa gánh nặng.
“Chiếc taxi đón cô ấy vào lúc 3g sáng, trời vẫn mưa. Cô ấy bảo đây là lần cuối chiếc taxi đón cô ở dãy trọ này, nghĩa là cô đi, một mình, không mang theo đứa con đang say giấc ngủ ở phòng bên kia. Cô vẫn khóc, nấc nở bảo không biết mình làm sai hay đúng, rồi chạy ra chiếc taxi đang đứng chờ sẵn”.
Vậy là cô ấy bỏ con mà đi. Tôi thở dài trước câu chuyện đầy bi kịch này.
Không. Gã nói chẳng nhìn vào tôi. Một lúc sau cô quay lại, cô bảo nhờ tao một việc nhưng tao đã từ chối.
Nhờ chuyện gì? Tôi thắc mắc
Cô ấy xin tao số điện thoại, bảo một vài ngày tới cô ấy quay lại dãy trọ này, nhờ tao bồng đứa con ra, cô ấy sẽ mang đi. Tao từ chối vì đó là bắt cóc, mặc dù tao nghĩ cô ấy làm đúng.
Sau đó thì chuyện gì xảy ra nữa?
Cô ấy cảm ơn rồi quay đi. Tao thấy rõ cô ấy ướt mưa và chiếc áo sơ mi dính chặt vào người làm nhô lên khuôn bụng tròn. Rồi sau đó không rõ xảy ra chuyện gì.
Đến đây, gã trầm ngâm nhấp ngụm trà, bảo rằng trên đời này chẳng có bi kịch nào giống nhau. Sau đêm đó, gã không biết thông tin gì về cô, gã chỉ nhớ, lúc quay vào phòng, trời đã tảng sáng, mưa đã vơi và radio nhà ai vừa báo “trong cơn giông cần đề phòng gió lốc”.
Tác giả: NGHỆ NGỮ
Ý kiến bạn đọc
Đăng ký thành viên
Bài viết xem nhiều
-
Sức thuốc hay xức thuốc đúng? Phân biệt sức hay xức
-
Giòn giã hay ròn rã hay dòn dã viết đúng chính tả tiếng Việt?
-
Viết tỷ hay tỉ đồng đúng? Khi nào viết tỉ hay tỷ?
-
Tỉ mỉ hay tỷ mỷ đúng? Nên viết i ngắn hay y dài hay hơn?
-
Chịu nổi hay chịu nỗi? Chịu không nổi hay chịu không nỗi?
-
Chọn vẹn hay trọn vẹn đúng chính tả? Phân biệt trọn & chọn
-
Phân biệt dồ hay rồ, bị dồ hay bị rồ, phát rồ hay phát dồ?
-
Rứa thâu là gì trong tiếng Nghệ? Ví dụ về từ rứa thâu
-
Lý thuyết hay lí thuyết? Lý luận hay lí luận viết đúng?
-
Top 5+ địa chỉ thuê xe máy ở Hà Tĩnh tốt và có giá rẻ nhất
-
Đăng ký hay đăng kí là đúng? Nên viết i ngắn hay y dài?