Bệnh mạn tính hay mãn tính mới là cách viết đúng chính tả?
Hiện nay, trên báo chí có 2 cách viết bệnh mạn tính và bệnh mãn tính, vậy cách viết nào đúng? Đáp án là bệnh mạn tính - viết dấu nặng mới đúng bạn nha. Tìm hiểu kỹ hơn ngay sau đây!
1. Viết bệnh mạn tính hay mãn tính?
Như Nghệ ngữ đề cập đầu bài viết, thuật ngữ bệnh mạn tính - viết dấu nặng là chuẩn xác. Còn cách viết bệnh mãn tính - viết dẫu ngã là sai.
Cụ thể, theo nhà nghiên cứu Vương Trung Hiếu, mạn tính là từ Hán Việt viết là 慢性病 (mànxìngbìng), đọc là mạn tính bệnh. Trong đó, mạn có nghĩa là chậm và mạnh tính thường chỉ tính chậm chạp. Trong y học, thuật ngữ bệnh mạn tính là để chỉ bệnh tiến triển chậm (dần dần và kéo dài), thường thời gian bệnh từ 3 tháng trở lên.
Cũng theo nhà nghiên cứu này, việc viết bệnh mãn tính là không phù hợp với nghĩa "bệnh tiến triển dần và kéo dài". Cụ thể, từ "mãn" có nghĩa là đầy, chật, hết thì không liên quan gì đến nghĩa trên.
Ngoài ra, trong danh mục bệnh của của Bộ Y tế thì các mục đều ghi là mạn tính chứ không phải là mãn tính. Ví dụ: bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính; viêm tuyến giáp mạn tính; suy hô hấp mạn tính; loét mạn tính da...
2. Vì sao báo chí viết cả mãn tính và mạn tính?
Như trường hợp liên danh và liên doanh, thì trường hợp mạn tính hay mãn tính gây nhầm lẫn rất nhiều. Trên báo chí, chúng ta sẽ thấy các tác giả "thích kiểu nào viết kiểu đó", điều này do họ không biết nghĩa gốc và do thói quen chúng ta thường nói "mãn tính". Cụ thể, Nghệ ngữ có liệt kê để bạn đọc dễ thấy:
Mãn tính - Viết sai chính tả ❌:
-
Nhóm bệnh nhân mãn tính mắc thủy đậu sẽ có nhiều biến chứng
-
Uống 'thuốc đông y' trị vảy nến, không ngờ bị nhiễm độc asen mãn tính
-
COVID-19 làm tăng nguy cơ mệt mỏi mãn tính gấp 4 lần
Mạn tính - Viết đúng chính tả ✅:
-
Cách ngăn bệnh viêm ruột mạn tính tiến triển
-
Long Châu và Boehringer Ingelheim đẩy mạnh chăm sóc người bệnh mạn tính
Kết lại, dù trên thực tế có cả 2 cách viết mạn tính và mãn tính, nhưng chúng ta nên thống nhất cách viết bệnh mạn tính, vì đây là thuật ngữ chính xác. Nếu còn thắc mắc hãy nhắn tin qua Facebook tiếng Nghệ nhé!
Tags: hỏi đáp tiếng nghệ
Ý kiến bạn đọc
Đăng ký thành viên
Bài viết xem nhiều
-
Chạy sô hay chạy xô đúng chính tả? Phân biệt sô hay xô
-
Sức thuốc hay xức thuốc đúng? Phân biệt sức hay xức
-
Giòn giã hay ròn rã hay dòn dã viết đúng chính tả tiếng Việt?
-
Gáng hay ráng? Gáng lên hay ráng lên? Ráng sức hay gáng sức?
-
Tỉ mỉ hay tỷ mỷ đúng? Nên viết i ngắn hay y dài hay hơn?
-
Viết tỷ hay tỉ đồng đúng? Khi nào viết tỉ hay tỷ?
-
Trót hay chót? Phút chót hay phút trót, cho chót hay cho trót?
-
Chịu nổi hay chịu nỗi? Chịu không nổi hay chịu không nỗi?
-
Rứa thâu là gì trong tiếng Nghệ? Ví dụ về từ rứa thâu
-
Phân biệt dồ hay rồ, bị dồ hay bị rồ, phát rồ hay phát dồ?
-
Khoản hay khoảng? Khoản thời gian hay khoảng thời gian?