Già dơ hay già rơ mới là từ đúng chính tả?

1. Viết già dơ hay già rơ?
Như Nghệ ngữ đề cập ở trên, khi thắc mắc già dơ hay già rơ thì từ viết đúng là già rơ - viết r. Lưu ý thêm, đây không phải là từ thuần Việt mà một từ mượn tiếng Pháp.
Rơ tiếng Pháp "jeu", nghĩa là "trò chơi". Đáng lẽ, phiên âm tiếng Việt là viết "giơ", nhưng do đồng âm với dơ (trong dơ bẩn) nên phải viết thành "rơ": già rơ, ăn rơ,...
Trên báo chí, chúng ta thấy từ "già rơ" xuất hiện rất nhiều trong các bài báo thể thao, đặc biệt là bóng đá, ví dụ như sau:
-
HAGL: Có thuộc bài học bóng đá ‘già rơ’ đất Bắc?
>>>Đọc thêm: Giơ tay hay dơ tay là đúng? Phân biệt giơ và dơ chi tiết
2. Già rơ nghĩa là gì?
Rơ là "trò chơi", già rơ có thể hiểu là ăn ý, có kinh nghiệp, phối hợp tốt trong trò chơi nào đó. Về nghĩa tổng quan, già rơ có thể hiểu nghĩa "già đời" chỉ nhóm người lâu năm, sành sỏi trong việc gì đó.
Trong bóng đá, từ già rơ xuất hiện để chỉ cầu thủ hoặc đội bóng có kinh nghiệm, cực kỳ tinh quái và khôn ngoan để giành chiến thắng trận đấu.
Như vậy, già rơ mới đúng chính tả, còn già dơ viết sai (có chăng chúng ta hay nói "còn già mà dơ thể"). Nếu còn thắc mắc bạn hãy để lại bình luận dưới bài viết này nhé!
Ý kiến bạn đọc
Đăng ký thành viên
Bài viết xem nhiều
-
Diễu hành hay diễn hành? Diễu binh hay diễn binh đúng chính tả?
-
Sáp lại gần hay xáp lại gần? Phân biệt sáp hay xáp chi tiết
-
Thành ngữ ướt như chuột lột hay ướt như chuột lội mới đúng?
-
Tán hay táng vào mặt? Tán gia bại sản hay táng gia bại sản?
-
Đều như vắt tranh hay vắt chanh hay vách tranh mới đúng?
-
Viết/gọi là lòng xe điếu hay se điếu mới đúng chính tả?
-
Viết kỳ vọng hay kì vọng? Nên dùng i ngắn hay y dài?
-
Viết trút giận hay chút giận? Trút nước hay chút nước?
-
Viết cho chừa hay cho trừa? Chừa tội hay trừa tội đúng?
-
Viết lổ chổ hay lỗ chỗ, lổ đổ hay lỗ đỗ đúng?
-
Thi thoảng hay thỉnh thoảng, thảng thốt hay thoảng thốt đúng?