Thâm nhập và xâm nhập khác nhau như thế nào?
Xâm nhập và thâm nhập là 2 từ dễ gây nhầm lẫn trong tiếng Việt. Bài viết sau sẽ hướng dẫn bạn cách phân biệt thâm nhập hay xâm nhập chi tiết nhé!
1. Xâm nhập hay thâm nhập là gì?
Xâm nhập hay thâm nhập là 2 từ hoàn toàn khác nhau về mặt nghĩa và cách dùng tương tự như trường hợp giả thiết và giả thuyết, bàn hoàn hay bàng hoàng... Cụ thể như sau:
Thâm nhập:
"Thâm" nghĩa là "sâu", "nhập" nghĩa là vào", với 3 nghĩa gồm:
-
Đi sâu vào, hòa mình vào một hoạt động nào đó. Ví dụ: Nhà báo thâm nhập vào đời sống thực tế,...
-
(Từ bên ngoài) ăn sâu vào thành nhân tố tác động bên trong. Ví dụ: Căn bệnh thâm nhập vào cơ thể,...
-
Tác động đến dữ liệu hoặc các lệnh chương trình của một ổ đĩa, một máy tính khác nằm trong mạng để thu được thông tin cần thiết.
Xâm nhập:
"Xâm" là "lấn vào", từ xâm nhập có 2 nghĩa:
-
Người ngoài đi vào một cách trái phép, ví dụ: xâm nhập nhà người khác.
-
Yếu tố bên ngoài nhập vào và tác động đến, gây tác hại. Ví dụ: vi trùng xâm nhập vào cơ thể
Như vậy, thâm nhập và xâm nhập không thể dùng thay thế cho nhau. Ví dụ, chúng ta viết "thâm nhập thị trường" chứ không thể viết "xâm nhập thị trường". Thông thường, thâm nhập mang nghĩa tích cực, xâm nhập mang nghĩa tiêu cực.
2. Ví dụ dùng thâm nhập và xâm nhập
Để biết cách dùng thâm nhập hay xâm nhập bạn đọc có thể tham khảo từng ví dụ như sau:
Thâm nhập:
-
Thâm nhập dịch vụ thám tử tư 'chui'
-
Việt Nam thâm nhập sâu hơn vào thị trường thực phẩm Halal
-
Thâm nhập 'đại bản doanh' livestream bán hàng tại Trung Quốc
Xâm nhập:
-
Bệnh dại âm thầm xâm nhập, bùng phát tại Quảng Nam
-
Ô nhiễm nguồn nước, tình trạng xâm nhập mặn
-
Nga đối mặt với cuộc xâm nhập tại vùng biên giới Bryansk
Hy vọng, qua bài viết này bạn đọc đã phân biệt được xâm nhập và thâm nhập khác nhau thế nào và cách dùng cho đúng. Nếu còn thắc mắc khác, bạn nhắn tin qua Facebook tiếng Nghệ nhé!
Tổng hợp bởi Nghengu.vn
Ý kiến bạn đọc
Đăng ký thành viên
Bài viết xem nhiều
-
Chạy sô hay chạy xô đúng chính tả? Phân biệt sô hay xô
-
Sức thuốc hay xức thuốc đúng? Phân biệt sức hay xức
-
Giòn giã hay ròn rã hay dòn dã viết đúng chính tả tiếng Việt?
-
Gáng hay ráng? Gáng lên hay ráng lên? Ráng sức hay gáng sức?
-
Tỉ mỉ hay tỷ mỷ đúng? Nên viết i ngắn hay y dài hay hơn?
-
Viết tỷ hay tỉ đồng đúng? Khi nào viết tỉ hay tỷ?
-
Trót hay chót? Phút chót hay phút trót, cho chót hay cho trót?
-
Chịu nổi hay chịu nỗi? Chịu không nổi hay chịu không nỗi?
-
Phân biệt dồ hay rồ, bị dồ hay bị rồ, phát rồ hay phát dồ?
-
Rứa thâu là gì trong tiếng Nghệ? Ví dụ về từ rứa thâu
-
Khoản hay khoảng? Khoản thời gian hay khoảng thời gian?