Viết cháu đích tôn hay đít tôn mới đúng chính tả?
Có thể khẳng định ngay rằng viết/gọi "cháu đích tôn" mới chính xác. Tuy nhiên, nhiều người lại nhầm thành "đít tôn", vì sao có sự nhầm lẫn này, mời bạn cùng Nghệ ngữ tìm hiểu nhé!

1. Gọi cháu đích tôn hay đít tôn?
Như đề cập đầu bài viết, cụm từ chính xác là "cháu đích tôn". Còn "đít tôn" (hoặc "đít nhôm") là cách gọi chơi chữ, mang tính hài hước của người Việt mà thôi.
Cụ thể hơn, Nghệ ngữ đã tra cứu nhiều từ điển uy tín và thấy như sau:
-
Việt Nam tự điển của Lê Văn Đức định nghĩâ "đích tôn" là "cháu nội trai lớn hơn hết trong hàng cháu nội. Ví dụ: Đích tôn thừa tự.
-
Từ điển tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học ghi nhận "cháu đích tôn" là "cháu trai trưởng bên nội". Ví dụ: Chúc mừng ông bà đã có cháu đích tôn
2. Đích là gì, tôn là gì?
Như vậy, viết/gọi "đích tôn" là chính xác, không phải bàn cãi. Tuy nhiên chúng ta hãy tìm hiểu chi tiết từ "đích", "tôn" có nghĩa là gì.
-
Đích: vốn có Nôm tự là 嫡 mà Đại Nam Quốc Âm Tự Vị của Huỳnh Tịnh Của có ghi rõ là "vợ chính". Chúng ta thường nghe "đích mẫu" (mẹ lớn, mẹ chính), "đích tử" (con trái lớn).
-
Tôn: Nôm tự 孫 và có nghĩa là cháu. Chúng ta thường nghe "tử tôn" (con cháu), "ngoại tôn" (cháu ngoại).
Thêm một thắc mắc khác, "tôn" có nghĩa là "cháu" rồi thì gọi "cháu đích tôn" có thừa từ không? Theo chúng tôi thì không sai nhé, vì "đích tôn" đã chuyển nghĩa trở thành một từ riêng biệt chỉ chủng loại chứ không đơn thuần là cháu. Điều này giống như chúng ta gọi "chim đà điểu" - "điểu" vốn là chim nhưng gọi để làm rõ hơn.
Thêm một điều khác, nhiều địa phương hay gọi "cháu đít tôn", "cháu đít nhôm" đơn giản là cách chơi chữ hài hước mà thôi. Ngoài ra, một số vùng hay nhầm lẫn ít/ích như trường hợp bánh ít hay bánh ích.
Kết lại, chúng ta cần viết/gọi là "cháu đích tôn" mới chính xác bạn đọc nha. Nếu còn thắc mắc khác bạn có thể nhắn tin qua Facebook tiếng Nghệ nhé!
Ý kiến bạn đọc
Đăng ký thành viên
Bài viết xem nhiều
-
Tán hay táng vào mặt? Tán gia bại sản hay táng gia bại sản?
-
Diễu hành hay diễn hành? Diễu binh hay diễn binh đúng chính tả?
-
Đều như vắt tranh hay vắt chanh hay vách tranh mới đúng?
-
Viết trút giận hay chút giận? Trút nước hay chút nước?
-
Viết/gọi là lòng xe điếu hay se điếu mới đúng chính tả?
-
Hành chánh hay hành chính là đúng? Chánh quyền hay chính quyền?
-
Thi thoảng hay thỉnh thoảng, thảng thốt hay thoảng thốt đúng?
-
Viết gian díu hay dan díu mới đúng? Phân biệt gian hay dan
-
Phản ảnh hay phản ánh đúng chính tả? Nên dùng từ nào?
-
Viết giành độc lập hay dành độc lập mới đúng chính tả?
-
Nguyên và cựu khác nhau như thế nào? Cách dùng đúng nhất