Trân trọng hay chân trọng đúng? Vì sao nhiều người dùng sai?

Thứ tư - 29/05/2024 20:49

Trân trọng hay chân trọng viết đúng chính tả? Đáp án là trân trọng viết đúng chính tả. Nhưng vì sao nhiều người nói thành chân trọng? Hãy tìm hiểu kỹ hơn với Nghệ ngữ nhé!

tran trong hay chan trong
Trân trọng viết đúng chính tả.

 

1. Viết trân trọng hay chân trọng?


Trong 2 từ trân trọng hay chân trọng thì chỉ có từ trân trọng viết đúng chính tả. Ngược lại, từ chân trọng viết sai chính tả. Trường hợp này tương tự trường hợp chân tình hay trân tình hay trường hợp trân quý hay chân quý... do nhầm lẫn ch/tr mà chúng tôi từng đề cập.

Cụ thể, trong từ điển tiếng Việt chỉ ghi nhận từ "trân trọng" mà không ghi nhận từ "chân trọng". Trên thực tế, nếu đọc sách báo thường xuyên bạn đọc cũng sẽ thấy từ trân trọng được sử dụng rất phổ biến. Ví dụ ở báo Vnexpress chúng ta sẽ thấy các bài viết sau:

 

  • Mẹ đơn thân biết trân trọng tình cảm, vun vén gia đình

  • Ở anh, em sẽ tìm thấy niềm an ủi, sự chấp nhận và trân trọng

  • Cô gái yêu thiên nhiên và trân trọng bản thân

  • Anh hãy chân thành và trân trọng giá trị gia đình nhé

  • Anh nguyện yêu thương, chăm sóc và trân trọng em


Bạn đọc có thể tham khảo bảng sau để dễ nhớ nhé.
 

Thắc mắc thường gặp

Cách viết đúng chính tả

chân trọng hay trân trọng

trân trọng

chân trọng cảm ơn hay trân trọng cảm ơn

trân trọng cảm ơn

trân trọng cảm ơn hay chân trọng cảm ơn

trân trọng

chân trọng kính mời hay trân trọng kính mời

trân trọng kính mời

dùng chân trọng hay trân trọng

dùng từ trân trọng

lời chào trân trọng hay chân trọng

lời chào trân trọng

 

2. Vì sao nhiều người nhầm lẫn chân trọng hay trân trọng?

chan trong hay tran trong
Trân trọng cảm ơn!



Không chỉ nhầm lẫn chân trọng hay trân trọng mà nhiều người còn nhầm chân thành hay trân thành, trân quý hay chân quý... Câu hỏi đặt ra: Vì sao nhiều người nhầm lẫn như thế? Theo tìm hiểu của Nghệ ngữ thì có các lý do sau:
 

  • Nhiều người thích nói "chân trọng", "chân thành" (dù biết sai) để nghe dễ, nghe "bùi tai" hơn. Ví dụ, bạn dự các đám cưới, các bữa tiệc sẽ thấy nhiều MC nói kiểu "xin chân trọng kính mời", "xin chân chọng giới thiệu"...

  • Nhiều người nhầm lẫn giữa chân và trân như các trường hợp kể trên. Ngoài ra, tr/ch cũng là âm dễ nhầm khi nói lẫn viết, ví dụ nhiều người vẫn nhầm trêu hay chêu...


Vì thế, để dễ nhớ, bạn đọc hãy lưu lại câu này: Chân thành có chân, trân trọng không có... chân!
 

3. Trân trọng là gì?


Trong từ điển tiếng Việt, trân trọng là động từ có nghĩa "tỏ ý quý, coi trọng". Khi ai đó nói trân trọng thì hiểu là họ đang bày tỏ sự coi trọng đến người nghe, người nhận.

Ví dụ chúng ta hay nói:

 

  • Trân trọng kính mời

  • Trận trọng cảm ơn

  • Trân trọng lời dặn dò của anh chị


Hoặc khi viết email, gửi thư, tin nhắn... đến ai đó mà chúng ta quý mến, kết thúc chúng ta cũng có thể để "trân trọng!" như một nghĩa cử đẹp, quý trọng người nhận nhé!

Kết lại, trong 2 từ trân trọng hay chân trọng thì chỉ có trân trọng viết đúng chính tả. Tương tự các trường hợp khác bạn cũng cần phân biệt chân/trân: trân quý, chân thành, chân tình... Nếu còn thắc mắc bạn hãy nhắn tin qua Facebook tiếng Nghệ nhé!

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu

  Ý kiến bạn đọc

.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây