Mất mát hay mất mác? Man mát hay man mác? Tản mát hay tản mác?
Mất mát hay mất mác? Man mát hay man mác? Tản mát hay tản mác? Câu trả lời sẽ khiến bạn thực sự bất ngờ đấy! Tìm hiểu chi tiết cùng Nghệ ngữ nhé!
1. Mất mát hay mất mác?
Trong 2 từ mất mát hay mất mác thì chỉ có một từ viết đúng đó là mất mát. Cụ thể, từ điển tiếng Việt chỉ ghi nhận từ mất mát có nghĩa "tổn thất, mất đi". Sở dĩ nhiều người nhầm lẫn mất mác hay mất mác vì từ này đọc tương tự như như trường hợp chất phát hay chất phác.
Mất mát cũng là từ được sử dụng phổ biến trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Ví dụ ở báo Tuổi trẻ chúng ta sẽ thấy các bài viết sau:
-
Các con đừng khóc nữa, mình đoàn tụ rồi, không còn mất mát nữa đâu
-
'Quan điểm bào chữa cho Phạm Trung Kiên là thờ ơ trước mất mát của đồng bào'
-
Hình ảnh người cha Thổ Nhĩ Kỳ trở thành biểu tượng mất mát do động đất
-
Thủ tướng Nhật Abe Shinzo bị ám sát: Mất mát lớn với nước Nhật và thế giới
>>>Xem thêm: Khuyến mại hay khuyến mãi là đúng?
2. Man mát hay man mác?
Nếu như mất mát hay mất mác chỉ có một từ viết đúng chính tả là mất mát thì man mát hay man mác lại rất khác: Cả man mác/man mát đều viết đúng chính tả và có nghĩa khác nhau.
Cụ thể, trong từ điển tiếng Việt ghi nhận man mác hay man mát có nghĩa như sau:
Man mát:
-
Là tính từ có nghĩa "hơi mát, gợi cảm giác rất dễ chịu". Ví dụ: hương thơm man mát...
Man mác: Là tính từ có 2 nghĩa sau:
-
Cảnh vật, màu sắc, v.v.) có cảm giác như lan toả ra trong một khoảng không gian bao la nhưng vắng lặng, gợi tâm trạng cô đơn. Ví dụ: "Buồn trông ngọn nước mới sa, Hoa trôi man mác biết là về đâu?" (Truyện Kiều)
-
Có tâm trạng lâng lâng đượm buồn. Ví dụ: Lòng buồn man mác
Như vậy, cả man mác hay man mát đều là từ viết đúng chính tả và có nghĩa khác nhau. Khi dùng bạn đọc nhớ lưu ý 2 từ này nhé!
3. Tản mát hay tản mác?
Ở trên chúng ta đã phân biệt được mất mát hay mất mác, man mát hay man mác cụ thể. Thêm một trường hợp dễ nhầm lẫn khác đó là: Tản mát hay tản mác?
Đáp án của tiếng Nghệ của tôi là cả tản mát, tản mác đều viết đúng chính tả và có chung một nghĩa nhé. Trong đó từ tản mát được dùng phổ biến hơn.
Cụ thể, từ điển tiếng Việt ghi nhận, tản mác hay tản mát có nghĩa "rải rác mỗi nơi một ít, không tập trung". Ví dụ: làn khói bay tản mát, anh em nhà họ tản mát mỗi người một phương...
Kết lại, trong 2 từ mất mát hay mất mác thì chỉ có mất mát viết đúng chính tả. Còn man mát hay man mác đều viết đúng chính tả nhưng có nghĩa khác nhau. Riêng trường hợp tản mát hay tản mác thì cả 2 từ đều đúng chính tả và có chung một nghĩa.
Tổng hợp bởi Nghengu.vn
Ý kiến bạn đọc
Đăng ký thành viên
Bài viết xem nhiều
-
Lười nhác hay lười nhát viết đúng? Phân biệt nhát và nhác
-
Cách phân biệt xong hay song chính xác nhất
-
Mặc khác hay mặt khác từ nào đúng chính tả tiếng Việt?
-
Sổng chuồng hay xổng chuồng? Viết sổng hay xổng là đúng chính tả?
-
Gởi hay gửi? Kính gửi hay kính gởi? Cách phân biệt gởi và gửi
-
Dời lịch hay rời lịch đúng chính tả? Cách phân biệt dời hay rời
-
Chân quý hay trân quý viết đúng? Mẹo phân biệt chân hay trân
-
7 bài thơ ngắn hay về triết lý cuộc sống của tác giả Thái Bá Tân
-
Xi nhê là gì? Nói không xi nhê nghĩa là sao?
-
Cập nhật số điện thoại, giá cước Taxi Hồng Lĩnh Hà Tĩnh mới nhất
-
Học kỳ hay học kì? Kỳ thi hay kì thi? Cuối kỳ hay cuối kì?